Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là vị trí thường hay xảy ra nhất, gây chèn ép dây thần kinh cột sống khiến người bệnh đau đớn. Chính vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống. Vậy thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm làm vận động khó khăn

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp mà nguyên nhân là do một số đĩa đệm trật khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây ra đau nhức. Bên cạnh đó, các chấn thương do lao động, tai nạn,… đều có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa, chấn thương nặng cũng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng đi.

Trong phần cột sống thắt lưng, các đốt L4, L5 là các đốt sống thấp nhất, chúng cùng với các đĩa đệm, thần kinh, khớp và mô mềm có chức năng hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể chuyển động linh hoạt theo chiều hướng khác nhau. Do đó, một khi các đốt sống này bị tổn thương, sẽ làm cho việc vận động, đi lại của bạn gặp nhiều khó khăn.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình và cũng thường gặp nhất của đó là đau. Bạn sẽ thấy xuất hiện từng cơn đau buốt ở vùng lưng dưới, sau đó có thể từ từ lan xuống mông, hai chân và có thể kéo tới cả các ngón chân. Ngoài ra, người bệnh cũng xuất hiện các cơn đau lưng liên miên mà không kèm theo các triệu chứng khác.

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Đây là câu trả lời

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh luôn muốn có một bài tập nào đó hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng trên nhưng lại luôn băn khoăn lo lắng khi tập luyện sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh. Rất nhiều câu hỏi liên quan tới thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Hãy tìm hiểu cụ thể từng câu hỏi.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có đi bộ hay không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh thắc mắc. Thực tế, đi bộ là một phương pháp tập thể dục vừa đơn giản lại giúp tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, khi áp dụng phương pháp thể dục này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để có thể đạt kết quả tốt nhất.

 đi bộ rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ rất tốt cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi đi bộ, bạn nên nhìn thẳng về phía trước, để toàn thân thư giãn, thả lỏng 2 tay. Giữ người thẳng khi đi, đừng ngửa về phía sau hoặc chúi ra phía trước quá nhiều, hai tay vung vẩy biên độ vừa phải, nhẹ nhàng. Lưu ý, phải bắt đầu tiếp đất từ gót rồi đến cả bàn chân, sau đó là mũi chân.

Khi đi bộ, bạn không nên mang theo hoặc cầm nắm nhiều vật dụng trên tay (kể cả đồ ăn, thức uống hoặc dắt em bé theo) vì không chỉ làm chi phối tâm trí mà còn làm sai lệch tư thế khi vung vẩy 2 tay không thoải mái và đều đặn. Hơn nữa, bạn nên thở tự nhiên, đừng gắng sức thở theo nhịp này nhịp kia hay theo các kĩ thuật nào.

Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi các lộ trình khác nhau, tránh nhàm chán phong cảnh. Để tâm trí được thư giãn, bạn không nên bàn chuyện công việc, gia đình hay sử dụng các thiết bị giải trí như nghe nhạc…

Tuy nhiên người thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Câu trả lời là “không”. Bạn biết đấy, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?

20 -30 phút bơi mỗi ngày có tác dụng giúp các gân cơ, khớp xương được thư giãn, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra giúp giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Bơi lội tuy là môn thể thao khá an toàn, hạn chế các chấn thương cột sống. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh không được có tâm lý nóng vội, nhanh chóng sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe?

Đạp xe đạp mặc dù rất tốt cho sức khỏe người bệnh nhưng cũng có một vài lưu ý mà người bệnh cần ghi nhớ đó là:

 thoat-vi-dia-dem-co-nen-dap-xe.gif

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe?

+ Khi đi xe đạp nhớ đi trên đường phẳng, tránh các con đường mấp mô, xóc, nhiều “ổ gà” bởi có thể gây ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài khiến người bệnh đau đớn, bệnh tình thêm nặng hơn.

+ Đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khi đạp xe có thể sử dụng thắt lưng hoặc đai lưng nhằm bảo vệ cột sộng cũng như giảm bớt áp lực ảnh hưởng lên cột sống lưng.

+ Khi đạp xe nhớ đạp nhẹ nhàng, đi từ từ, không đi nhanh, nên chọn xe có chiều cao vừa phải, phù hợp với chiều cao của bản thân.

+ Lúc mới trong giai đoạn trị bệnh bạn chỉ nên một đoạn đường ngắn khoảng 1km – 2km, sau đó có thể tăng lên hơn một chút.

Bổ sung thêm chế phẩm từ tự nhiên giúp nâng đỡ, tái tạo xương khớp, đĩa đệm, phòng thoát vị đĩa đệm trở nặng

Những người bị thoát vị đĩa đệm có thể bơi, đi xe đạp hay đi bộ đều tốt. Các môn thể thao này có tác dụng kéo giãn các gân cơ, các đốt sống, cơ thể được hoạt động, đàn hồi nhẹ nhàng tự nhiên giúp cơ thể dẻo dai hơn, chắc khỏe hơn từ đó việc trị bệnh tiển triến tốt hơn. Bên cạnh việc tập luyện thì việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết để xương khớp, cột sống, đĩa đệm được phục hồi dần sau thời gian dài thoái hóa là điều cần thiết. Và sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có tên Cốt Thoái Vương là lựa chọn thông minh cho bạn.

 cot-thoai-vuong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương

Sản phẩm với thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với các thảo dược, vitamin và khoáng chất… giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, cột sống thay thế; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống trong đó có thoát vị đĩa đệm hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ.

Chị La Thị Oanh (ở Tổ 7 ấp 7 Xuân Thới Thượng Huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã từng bị thoát vị đĩa đệm, những cơn đau lưng, tê buốt hành hạ khiến chị đi lại khó khăn, thậm chí phải bỏ hẳn công việc kiếm kế sinh nhai hàng ngày. Trong 6 năm, chị Oanh bị tái phát thoát vị đĩa đệm đến 2 lần, nhờ sử dụng Cốt Thoái Vương kết hợp thêm với châm cứu, chị Oanh đã gần như cải thiện. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị Oanh qua video sau:

Xem kinh nghiệm cải thiện thoát vị đĩa đệm của nhiều người khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ về hiệu quả của Cốt Thoái Vương cũng như thành phần chính dầu vẹm xanh đối với tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:

Như vậy bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm tập gì rồi phải không? Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ