Thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến của xương khớp, ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh khiến cấu trúc cột sống suy yếu, giảm chức năng, gây đau nhức. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa cột sống như thế nào? Hãy ĐỌC NGAY bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp tại cột sống hay sự biến đổi hình thái của các bộ phận như đốt sống, đĩa đệm, tấm sụn tận cùng, dây chằng,... Cụ thể hơn, thoái hóa cột sống là tình trạng đốt sống không còn chắc khỏe, trở nên xốp, giòn, dễ tổn thương. Hay đĩa đệm bị mất nước, giảm độ đàn hồi, xơ hóa và dễ nứt rách, tấm sụn tận cùng bị bào mòn,... khiến cho chức năng của cột sống suy giảm, gây ra các cơn đau nhức dọc cột sống theo nhiều mức độ từ âm ỉ đến dữ dội. 

Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính phổ biến trong nhóm bệnh xương khớp. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống thắt lưng trong độ tuổi từ 60 - 69 là 89%. Trong khi đó, tỷ lệ người bệnh trong độ tuổi từ 25 - 45 cũng chiếm đến 30%, một số người còn mắc bệnh trong độ tuổi trẻ hơn nữa. Trung bình tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa cột sống nói chung chiếm khoảng 35% dân số.

Thoái hóa cột sống thường phát triển âm thầm và không có các triệu chứng cảnh báo cụ thể. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện ra thoái hóa cột sống khi tình cờ thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc đã chuyển sang giai đoạn nặng như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. 

 thoai-hoa-cot-song-dang-co-xu-huong-tre-hoa-tang-nhanh-trong-nhung-nam-gan-day

Thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa, tăng nhanh trong những năm gần đây

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Xác định được những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống vô cùng quan trọng, bởi đây là yếu tố sẽ giúp người bệnh lựa chọn phác đồ điều trị và cách kiểm soát triệu chứng đau cột sống lưng, phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân thoái hóa cột sống thường gặp: 

Sự thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết lâu ngày là nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống 

Chế độ ăn uống không lành mạnh hay dinh dưỡng không cân đối, đầy đủ là nguyên nhân sâu xa gây ra thoái hóa cột sống. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các loại đồ uống chứa chất kích thích,… Hay chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, magie, glucosamine hoặc collagen tuýp II khiến cột sống khiến cho cột sống dễ bị thoái hóa, loãng xương. Đây là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống chính hiện nay. 

Tuổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa cột sống 

Sau 25 tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra, mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng bị rối loạn, mất cân bằng quá trình hủy xương, tạo xương khiến cột sống dần suy yếu, dễ tổn thương, biến dạng. Tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, đến khi không còn có đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể nữa, sẽ gây nên tình trạng thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Đặc thù công việc cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống 

Những người có tính chất công việc nặng nhọc, mang vác quá sức lâu ngày, đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu khiến cột sống không hấp thụ được dinh dưỡng,... cũng khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó có nguy cơ khởi phát bệnh. Hay phụ nữ đi giày cao gót nhiều cũng nguyên nhân bị thoái hóa cột sống ở nhiều chị em hiện nay. 

ngoi-nhieu-la-nguyen-nhan-gay-thoai-hoa-cot-song-co-o-nguoi-tre

Ngồi nhiều là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ

Sai tư thế trong sinh hoạt, lao động là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thường gặp

Những người có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi gù lưng, gập cổ, nằm ngủ gối quá cao, sai tư thế khi chơi thể thao, làm việc,... sẽ gây áp lực lớn đến cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh và sớm hơn. 

Chấn thương cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống phổ biến 

Khi có tác động mạnh do tai nạn hay những chấn thương nhỏ trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày không được điều trị triệt để sẽ khiến cho các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần. Đây cũng là tác nhân trực tiếp và phổ biến nhất dẫn tới thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cũng có thể do di truyền, thừa cân, béo phì,... 

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Tùy thuộc vào vị trí cột sống bị thoái hóa mà các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thoái hóa cột sống điển mà bạn cần biết: 

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ  

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cột sống cổ, gáy, lan xuống vai, cánh tay. Cụ thể là: 

- Đau mỏi cột sống cổ, cứng cổ vào buổi sáng, khó quay, nghiêng, cúi, ngửa đầu là dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ hầu hết mọi người đều gặp phải. 

- Tê bì, đau mỏi vai gáy, cánh tay, cầm nắm không chắc, thật tay. 

- Cơn đau do thoái hóa cột sống ở vùng cổ có thể tăng lên mỗi khi vận động, ngồi hoặc đứng lâu hay khi thay đổi thời tiết.

- Đau nhức từ vùng chẩm, lan ra trán, thái dương và sau hốc mắt. 

- Đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất ngủ, nấc và ngáp nhiều nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2. 

dau-cot-song-co-vai-gay-la-bieu-hien-cua-thoai-hoa-dot-song-co

Đau cột sống cổ, vai gáy là biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng thường xuất hiện ở vùng lưng phía dưới. Cụ thể là: 

- Đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ dội, có thể lan xuống phía mông, hông, chân, kéo dài vài tuần.

- Buổi sáng ngủ dậy hay có cảm giác tê cứng vùng cơ lưng, biểu hiện thoái hóa cột sống lưng này sẽ giảm sau khi tập luyện vài động tác đơn giản và xoa bóp nhẹ nhàng.

- Tình trạng đau ngang thắt lưng sẽ tăng lên khi vận động, nằm, ngồi hoặc đứng nhiều, vác vật nặng. Một số trường hợp đau lưng dưới cũng tăng lên vào ban đêm khiến người mắc mất ngủ, mệt mỏi. 

- Khó thực hiện các động tác cúi, xoay, nghiêng người, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, lao động. 

- Trường hợp nặng, triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.

- Mất kiểm soát bàng quang, ruột, đại tiểu tiện không tự chủ cũng là dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp. 

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tuy không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, yếu chi, thậm chí liệt, mất khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống mà bạn cần biết:

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống thắt lưng

- Chèn ép tủy sống gây teo cơ, yếu chi, liệt. 

- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình, ù tai, giảm trí nhớ,... 

- Suy giảm thị lực: Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép lên mạch máu lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến thị lực như chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ,... 

- Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau thắt lưng ngày càng dữ dội, có xu hướng lan xuống vùng hông, cẳng chân, cản trở vận động, gây khó khăn trong di chuyển.

- Rối loạn cảm giác. 

- Cong, vẹo cột sống. 

- Mất kiểm soát đại tiểu tiện. 

- Teo cơ, yếu chi, liệt. 

cong-veo-cot-song-la-bien-chung-thoai-hoa-cot-song-nguy-hiem.webp

Cong vẹo cột sống là biến chứng thoái hóa cột sống nguy hiểm

Phân loại một số dạng thoái hóa cột sống

Khi các cột sống bị thoái hóa sẽ khiến hình thái của các bộ phận như sụn khớp, đốt sống, đĩa đệm bị thay đổi dần dần dẫn đến tình trạng mọc gai xương ở đốt sống hoặc đĩa đệm bị nứt rách. Dưới đây là một số dạng thoái hóa cột sống thường gặp mà bạn cần biết: 

Thoái hóa cột sống dạng mọc gai xương hay gai cột sống

Là tình trạng tại rìa các đốt sống xuất hiện các mỏm xương mọc chồi ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, mô xung quanh, dây chằng gây đau nhức, làm giảm khả năng vận động, khiến việc đi lại, di chuyển khó khăn. 

gai-cot-song-co-chen-ep-day-than-kinh-gay-dau-doc-ba-vai-canh-tay

Gai cột sống cổ chèn ép dây thần kinh gây đau dọc bả vai, cánh tay

Thoái hóa cột sống dạng thoát vị đĩa đệm

Là tình trạng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị thoái hóa, xơ hóa, mất nước, giảm độ đàn hồi và dễ nứt vỡ khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống gây đau nhức. 

Đây là 2 dạng thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay, thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực hoặc cột sống thắt lưng.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cơ xương khớp, thoái hóa đốt sống không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ, lưng hiện nay chủ yếu là cải thiện triệu chứng đau cổ vai gáy, đau lưng dưới, tê bì chân tay, đau thần kinh tọa, làm chậm quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thường được áp dụng.  

Chữa thoái hóa cột sống bằng phương thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống là biện pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, nguyên liệu rẻ, dễ kiếm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong các trường hợp nhẹ, thoái hóa cột sống mới khởi phát. Thường dùng khi có các cơn đau nhẹ, tần suất ít, bao gồm các bài thuốc:

Sử dụng cây xương rồng

  • Lấy 2 - 3 bẹ xương rồng, dùng kéo cắt bỏ hết gai xương rồng, rửa sạch, để ráo.

  • Nướng bẹ xương rồng trong 5 phút cho đến khi chín đều cả 2 mặt.

  • Bọc kín bẹ xương rồng vào một chiếc khăn mỏng, không để bẹ tiếp xúc trực tiếp với da để tránh nguy cơ gây bỏng da, chườm nhẹ lên vùng cột sống bị đau.

  • Chườm trong 5 – 10 phút đến khi xương rồng hết nóng thì đặt lên bếp nướng lại.

Dùng lá lốt

  • Lấy khoảng 500g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo.

  • Lấy khoảng 3 bát nước, sắc cạn còn 1 bát, dùng hết trong ngày, nên uống sau bữa ăn tối khi thuốc còn ấm.

  • Thực hiện liên tục trong 7 - 10 ngày để đạt hiệu quả như mong muốn

Sử dụng ngải cứu

  • Ngải cứu đem rửa sạch, cho vào chảo sao nóng với 1 ít muối đến khi ngả màu vàng.

  • Bọc hỗn hợp bằng khăn vải rồi chườm trực tiếp lên vị trí bị đau lưng vào buổi tối trước khi ngủ.

  • Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần, tình trạng đau lưng do thoái hóa đốt sống sẽ được cải thiện. 

chua-thoai-hoa-cot-song-bang-ngai-cuu-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung

Chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu được nhiều người áp dụng

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống

Tùy vào triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống ở mỗi người là khác nhau mà lựa chọn biện pháp sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần hay phối hợp thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, cổ thường được sử dụng đó là: 

- Thuốc giảm đau: Paracetamol, tramadol, efferalgan codeine,... 

- Thuốc giảm đau chống viêm: Diclofenac,  meloxicam, celecoxib, etoricoxib,...

- Thuốc giãn cơ: Tolperisone, Eperisone,... 

- Thuốc tiêm corticoid: Prednisolone, Methylprednisolone,... 

- Thuốc làm chậm quá trình lão hóa: Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate,…

Cách chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ bằng thuốc giảm đau thường có tác dụng nhanh. Tuy nhiên người bệnh cần hiểu rõ, các loại thuốc này chỉ giúp làm giảm cơn đau tạm thời, không tác động vào căn nguyên và cũng không giúp phục hồi các tổn thương tại cột sống do thoái hóa. Khi hết tác dụng của thuốc, cơn đau sẽ nhanh chóng tái phát và ngày càng dữ dội hơn. Rất nhiều người bệnh vì mong muốn “chấm dứt” các cơn đau nhanh chóng nên đã tự ý tăng liều dùng. Hậu quả là gặp phải biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan và thận, tăng nguy cơ loét thủng hoặc chảy máu dạ dày. Vì vậy, tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống. 

Vật lý trị liệu

Áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng là biện pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng kết hợp với dùng thuốc tây y, để nâng cao hiệu quả giảm triệu chứng thoái hóa cột sống như đau lưng, tê bì chân tay,... Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ cũng thường được áp dụng trong các trường hợp đau cứng cột sống cổ, đau vai gáy, tê bì tay, hoa mắt chóng mặt.

Mổ thoái hóa cột sống 

Phẫu thuật chữa bệnh thoái hóa cột sống thường được áp dụng trong các trường hợp nặng, các cơn đau thắt lưng, cổ, vai gáy dữ dội, hạn chế khả năng vận động, có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, liệt,... hoặc khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoái hóa cột sống cổ hoặc mổ thoái hóa cột sống lưng để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép tránh biến chứng tê liệt, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… 

mo-thoai-hoa-cot-song-la-bien-phap-cuoi-cung-duoc-lua-chon

Mổ thoái hóa cột sống là biện pháp cuối cùng được lựa chọn

Phòng ngừa thoái hóa cột sống 

Chúng ta không thể khiến bệnh thoái hóa cột sống “biến mất”, nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn chặn tình trạng thoái hóa đốt sống tiến triển nặng hơn bằng cách:

Giảm đau lưng dưới, đau cột sống cổ, vai gáy tại nhà

Người bị thoái hóa cột sống có thể chườm nóng, chườm lạnh, massage,… giúp khắc phục cơn đau tại nhà, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống

Dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, thư giãn, không mang vác vật nặng, tránh các tư thế sai trong lao động, sinh hoạt, chơi thể thao, nâng đồ vật đúng tư thế… Ngồi và đứng đúng tư thế, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. 

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối

Người bị thoái hóa đốt sống nên ăn tăng cường bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm, các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, các loại cá giàu omega-3,… Nên kiêng rượu bia, nước ngọt có gas, caffeine, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng,…

Rèn luyện tập thể dục thể thao hợp lý

Việc chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao sẽ khiến cho cột sống và gân cốt được kéo giãn, cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, nên lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập các bài tập có động tác khó hay phải vận động mạnh. Đi bộ, đạp xe, yoga,… là những lựa chọn phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng. 

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa cột sống, hiệu quả, an toàn 

Tại Việt Nam, sản phẩm từ thiên nhiên được nhiều người tin tưởng sử dụng trong suốt 15 năm qua đó là Cốt Thoái Vương. Đây là sản phẩm có thành phần giảm đau, chống viêm từ thiên nhiên đầu tiên trên thị trường kết hợp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho cột sống chắc khỏe. Đặc biệt, thành phần chính là dầu vẹm xanh được chứng minh giảm cứng khớp, sưng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt “rất tốt” và “tốt” trên 70%, trong đó giảm sưng khớp là 93,7%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy dầu vẹm xanh có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cột sống như omega-3, chondroitin, glucosamine, canxi,...

dau-vem-xanh-cai-thien-dau-lung-do-thoai-hoa-cot-song

Dầu vẹm xanh cải thiện đau lưng do thoái hóa cột sống

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều dược liệu quý khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin nhóm B, vitamin K2, glycine, MSM giúp tăng cường hiệu quả giảm đau nhức, nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp, giảm viêm và chống oxy hóa. Do đó, Cốt Thoái Vương giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả, an  toàn.

Bà Nguyễn Thị Thiện (quê ở Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm từ năm 2010. Nhưng đến năm 2016, sau 2 lần bị ngã, bà bị đau lưng dữ dội, người co rút, nằm liệt, chân tê buốt, không đi lại được. Càng hoang mang, lo lắng hơn do khi nằm phải cong người như con tôm. Vậy mà, nhờ Cốt Thoái Vương, chỉ sau một thời gian sử dụng, tình trạng của bà gần như thuyên giảm:

Hiện nay, rất nhiều người bị đau lưng lựa chọn sử dụng Cốt Thoái Vương để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Vậy khi bị đau lưng uống Cốt Thoái Vương có tốt không? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Thông đánh giá qua video dưới đây:

san-pham-thien-nhien-cot-thoai-vuong-tot-cho-nguoi-bi-thoai-hoa-cot-song

Sản phẩm thiên nhiên Cốt Thoái Vương tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã giúp độc giả có nhiều kiến thức bổ ích trong phòng và điều trị thoái hóa cột sống. 

Nếu còn thắc mắc về thoái hóa cột sống hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.