Đĩa đệm có tác dụng giống như bản lề giúp cột sống được vững chắc, đặc biệt cơ thể vận động một cách trơn tru, linh hoạt. Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những người cao tuổi, người lao động nặng, nhân viên văn phòng,… Bệnh có nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, đĩa đệm có dấu hiệu thoát vị nhân nhầy sẽ biến dạng, xuất hiện vài chỗ đứt rách nhỏ. Đây là giai đoạn đầu, đĩa đệm cột sống không còn lành lặn như ban đầu, tuy nhiên vòng sụn chưa bị nứt rách. Người bệnh thường có cảm giác đau ở phần thắt lưng, chân bị tê nhưng không đau nhức, ít bệnh nhân có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này, vòng sụn đĩa đệm trở nên suy yếu, đĩa đệm bắt đầu bị phình ra do nhân nhầy bên trong muốn thoát ra ngoài. Lúc này, người bệnh sẽ đau vùng thắt lưng, tê chân nhưng không rõ nguyên nhân, thỉnh thoảng mới có triệu chứng kích thích rễ thần kinh.


giai doan phat trien benh thoat vi dia dem 

Giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 3: Khi vòng sợi suy yếu, phần bao xơ ngoài đĩa đệm đã bị nứt và rách hẳn, nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, gây chèn ép lên các rễ thần kinh. Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức kinh khủng, hạn chế vận động, cơ thể trở nên mệt mỏi và suy yếu.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của thoát vị đĩa đệm. Bệnh đã trong thời kỳ nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cơ thể. Nhân nhầy thoát ra từ đĩa đệm, bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị rạn rách ở nhiều phía. Lâu ngày xuất hiện những cơn đau tê dai dẳng, tái phát thường xuyên, gây teo hoặc liệt cơ, thậm chí tàn phế khiến người bệnh mất khả năng vận động. Trong 4 giai đoạn của thoát vị, giai đoạn này nguy hiểm nhất và điều trị bệnh là vô cùng khó.

Ngoài những đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế suốt đời nếu thoát vị chèn ép vào tủy cổ.

Trên đây là 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh càng phát hiện sớm việc điều trị càng dễ dàng. Do đó bạn nên chú ý quan tâm sức khỏe của chính bản thân, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, ngồi làm việc đúng tư thế…

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay phác đồ điều trị sản phẩm thảo dược đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Mục đích giảm đau, cải thiện vận động mà đảm bảo an toàn với sức khỏe, đi đầu xu hướng là Cốt Thoái Vương. Cốt Thoái Vương có thành phần chính chiết xuất từ dầu vẹm xanh là chế phẩm được chiết xuất từ sò vẹm xanh, nhiều dưỡng chất và vitamin, đặc biệt là omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm tiến trình thoái hóa. Kết hợp cùng nhũ hương, thiên niên kiện… giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… 

giai thuong vinh danh 

Giải thưởng do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng

3 năm liên tiếp năm 2014-2015-2016 Cốt Thoái Vương vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng .

Mắc thoát vị đĩa đệm đã nhiều năm, anh Nguyễn Thành Chiến (Bình Dương) gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhờ duy trì sử dụng Cốt Thoái Vương, anh đã vận động dễ dàng, sinh hoạt trở lại bình thường. Mời các bạn xem video chia sẻ của anh Chiến:

Anh Chiến chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Để được tư vấn trực tiếp có thể gọi số điện thoại 1800.6104

Phạm Hải