Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh của cột sống, vị trí hay gặp là vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Người bị gai đôi cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm.
Gai đôi cột sống thường gây đau là do trên thân các đốt sống mọc ra chồi xương, mỏ xương chèn ép vào hệ thống thần kinh, cơ cạnh cột sống gây đau. Gai đôi cột sống có thể do bẩm sinh hoặc có thể là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở độ tuổi trung niên trở đi, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới do nam giới thường phải làm nhiều công việc vất vả, nặng nhọc hơn. Tuy nhiên bệnh thoái hóa cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở những người mang vác nhiều, thường xuyên phải làm các công việc nặng. Vị trí thoái hóa cột sống thường gặp nhiều nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Nếu gai đôi xuất hiện do thoái hóa cột sống thì bệnh hoàn toàn có thể tiến triển nặng thêm, có thể mọc thêm các gai xương, mỏ xương ở các vị trí khác gây đau nhiều hơn. Nhìn chung, các bệnh lý thoái hóa không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà sẽ nặng dần lên theo tuổi, điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu đau nhiều thì bạn có thể uống thuốc giảm đau, tuy nhiên hầu hết các thuốc giảm đau đều gây tổn thương viêm loét niêm mạc dạ dày – tá tràng vì vậy chỉ dùng giảm đau hạn chế và chỉ dùng khi thật cần thiết, không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Hết thuốc bệnh nhân hoàn toàn có thể bị đau trở lại. Điều trị phẫu thuật cắt gai rât hạn chế vì đôi khi có thể làm cho tình trạng đau cột sống thắt lưng nặng nề hơn vì tại khi phẫu thuật phải can thiệp vào các hệ thống cân cơ, các dây chằng, đốt sống.
Việc điều trị nên điều trị chủ yếu bằng nội khoa, nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, dùng các thuốc giảm đau không steroid như Aspirin, Voltarel, Profenid, Alaxan… Tuy nhiên, người có bệnh lý dạ dày tá tràng nên thận trọng. Có thể dùng các thuốc xoa hoặc dán bên ngoài như Salonpas, Feldene.
Nên kết hợp việc dùng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu như hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Ngoài ra, cần tập các động tác vận động nhiều vùng cơ lưng hoặc bơi lội để làm giãn các cơ cạnh cột sống, chống co cơ và giảm đau.
Nếu bị gai đôi xương cụt và thắt lưng thì khi tập aerobic không nên tập các động tác xoay, vặn, cúi vì sẽ làm đau nhiều hơn. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu..
Đúng là càng lớn tuổi gai càng mọc dài ra chèn ép vào các bó dây thần kinh và gây đau. Nếu đã đến lúc đau quá thì hãy nghĩ đến phẫu thuật. Nếu còn nhẹ thì nên khắc phục bằng các bài tập thể dục có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Hoàng Anh