Sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh đã bị can thiệp nên rất cần thời gian để hồi phục lại. Rất nhiều người phàn nàn về các cơn đau nhức mà họ vẫn phải chịu đựng mặc dù đã được phẫu thuật. Nhiều người cứ nghĩ rằng sau mổ chỉ cần nghỉ ngơi để bệnh tự phục hồi, điều này chưa đúng bởi sự thành bại của phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào các bài tập phục hồi chức năng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm quý báu về vấn đề phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị, bạn không thể nào trở lại cuộc sống bình thường ngay được, tất cả phụ thuộc vào sự chăm chỉ và kiên trì của bạn. Các bài tập phục hồi chức năng sau mổ không chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian phục hồi bệnh mà còn dự phòng tái phát cơn đau rất hiệu quả. Hãy lưu lại những bài tập phục hồi dưới đây, nó rất cần thiết cho những người vừa trải qua phẫu thuật đấy.

 Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tất nhiên việc lựa chọn bài tập cũng là điều rất đáng lưu tâm, tập luyện theo thứ tự sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và không ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành.

Sau mổ nửa ngày

Lúc này bệnh nhân còn rất yếu, vết mổ đã hết thuốc tê và bắt đầu đau. Có điều, không nên nằm một chỗ và đợi chờ, hãy bắt đầu tập luyện ngay khi còn ở trên giường bệnh. Và bài tập thở bằng bụng sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho sự vận động của cơ hoành:

Bước 1: Nằm ngửa trên giường, hai chân chống, đặt hai tay lên bụng, đan vào nhau.

Bước 2: Hít vào từ từ bằng mũi cho bụng hóp lại, sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Trong lúc thở ra, dùng hai tay ấn trên bụng, bụng vẫn phồng lên. Mỗi động tác hít thở cố duy trì khoảng 5s.

Thời gian tập: 10 phút/lần, 4 lần/ngày.

Sau mổ một ngày

Sức khỏe bệnh nhân sau mổ một ngày đã có tiến triển hơn rất nhiều nên có thể thực hiện:

Bước 1: Thực hiện những bài tập chân, khớp gối, khớp háng… nhẹ nhàng và chậm rãi.

Bài tập chân: Gập duỗi, xoay cổ chân và các ngón chân.

Khớp gối, khớp háng: Gập duỗi từng chân, xoay trong, xoay ngoài từng chân.

Bước 2: Tập nằm nghiêng

Nghiêng trái: Nằm ngửa, chân trái duỗi thẳng, chân phải chống xuống giường làm trụ, tay phải đưa sang bên trái và chống xuống giường để lấy lực nghiêng người sang trái tránh trường hợp tê tay chân.

Nghiêng phải: Thực hiện ngược lại.

 Tập luyện sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tập luyện sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bước 3: Tập ngồi dậy với đai lưng hỗ trợ

Sau khi đã nằm nghiêng được, đưa 2 chân ra mép giường, hai tay chống xuống để ngồi dậy.

Ngồi dậy từ từ tùy theo sức, chưa vội đi lại. Mệt thì từ từ nằm xuống theo tư thế ngược lại.

Bước 4: Vận động khi ngồi vững

Thõng 2 chân xuống giường, thực hiện các động tác nâng chân, gập duỗi khớp gối, cổ chân.

Bước 5: Tập đi bằng khung tập đi nếu sức khỏe ổn định.

Lưu ý:

- Mỗi động tác phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm thực hiện khoảng 20 lần, 2- 3 lần/ngày.

- Nghỉ ngơi giữa mỗi lần tập 1 – 2 phút nếu thấy mệt.

- Luôn làm mọi động tác dưới sự cho phép và hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Ngày 2 – 3 sau mổ

Giai đoạn này, bệnh nhân đã đi lại nhẹ nhàng nhờ sự trợ giúp của đai lưng và khung tập đi. Khoảng ngày thứ 3, bệnh nhân có thể xuất viện và trở về nhà (đối với bệnh nhân mổ nội soi). Nếu là bệnh nhân mổ hở, cần nằm nghỉ ngơi tại giường ít nhất 1 tuần trước khi muốn dậy tập đi.

Bài tập thoát vị đĩa đệm chuyên biệt khi trở về nhà

Sau khi trở về nhà, bệnh nhân chú ý chăm chỉ luyện tập các động tác đã được bác sĩ hướng dẫn để cơ thể nhanh chóng bình phục. Lưu ý đeo đai lưng khi tập, một số động tác quen thuộc được các chuyên gia khuyến khích như co chân, đi bộ, đạp xe trên không, giữ thăng bằng…

>>Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn, phương pháp hay chưa được tận dụng

Lưu ý khi sinh hoạt sau mổ thoát vị đĩa đệm

Đây cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch phục hồi chức năng để tránh những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi ngoài các bài tập chuyên biệt, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động để vết thương mau phục hồi và không tái phát.

Nghỉ ngơi: Thời gian đầu khi về nhà, không nằm võng hay đệm quá mềm, không gối đầu cao hoặc nằm sofa, cần sử dụng đai lưng. Thời gian sau ổn định hơn thì giảm tần suất dùng đai lưng dần.

Ăn uống: Thời gian đầu chỉ ăn đồ mềm dễ tiêu như cháo, súp, sau đó ăn nhiều chất bổ và canxi để cột sống ổn định, tránh bị gai cột sống hoặc thoát vị trở lại. Không ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích.

Sinh hoạt: Giữ tư thế sinh hoạt đúng, ngồi thẳng lưng, đứng thẳng lưng, 3 tháng đầu hạn chế sinh hoạt tình dục hoặc chọn tư thế ít ảnh hưởng đến cột sống. Tất cả những điều này sẽ quyết định đến bệnh của bạn có tái phát hay không?

 Vận động giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Vận động giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Thể thao: Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể chơi một số môn nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội… Tuyệt đối không chơi các môn hoạt động mạnh như đá bóng, gym, cầu lông, bóng chuyền… kể cả lúc bạn đã khỏi hẳn.

>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì giúp nhanh chóng giảm đau?

Thoát vị đĩa đệm, hãy dùng sản phẩm từ dầu vẹm xanh

Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ quyết định đến sức khỏe sau này. Chỉ cần lười biếng hay chủ quan một chút thôi, mọi cố gắng của bạn sẽ bỏ sông bỏ bể. Bên cạnh các phương pháp tập luyện phục hồi trên, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc Đông y để hỗ trợ điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm, vừa an toàn, hiệu quả bền vững, lành tính và không có tác dụng phụ. Điển hình trong những sản phẩm loại này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm được chiết xuất từ thành phần chính là dầu vẹm xanh, có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Qua nhiều nghiên cứu tại cho thấy sản phẩm có tác dụng giảm đau, cải thiện vận động cho bệnh nhân mắc bệnh lý cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhiều thành phần mạnh gân cốt khác như:

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; vitamin K còn tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

 

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm

tu-van

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Tình trạng đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm đã khiến anh Hà Công Long (Đồng Chàm, Quang Yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc - SĐT: 0965.637.074) gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng giờ đây anh Long đã có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Anh chia sẻ:

Xem thêm chia sẻ của người khác về phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 và thoái hóa đốt sống thắt lưng phải làm sao? Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn:

Xem thêm chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng TẠI ĐÂY

Như vậy bạn đã biết lợi ích và cách thực hiện phương pháp phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm rồi phải không? Hãy áp dụng ngay hoặc hướng dẫn cho người thân nhé! Nếu còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ