Ba lô gần như là một vật “bất ly thân” của mọi người khi tới trường hoặc đi chơi, du lịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng đeo ba lô không đúng cách sẽ dẫn tới bệnh gai cột sống, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì thế, hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đeo ba lô phòng ngừa bệnh gai cột sống dành cho mọi người nhé.

Cách đeo ba lô phòng ngừa bệnh gai cột sống cho trẻ

Muốn trẻ dùng ba lô mà không sợ làm ảnh hưởng tới cột sống, bạn sẽ phải chú ý tới nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng cho tới chất liệu, kích cỡ ba lô… Cụ thể:

Cách đeo ba lô phòng ngừa bệnh gai cột sống cho trẻ 

Cách đeo ba lô phòng ngừa bệnh gai cột sống cho trẻ

Kiểu dáng ba lô

Lựa chọn ba lô đúng cách giúp phòng bệnh gai cột sống cho trẻ trong tương lai. Nên chọn các loại ba lô có thiết kế 2 ngăn lớn, quai và lưng có đệm để tăng sự thoải mái. Ngoài ra, ba lô có quai thắt vùng lưng sẽ giúp giảm sức nặng lên đôi vai. Những loại ba lô 1 quai sẽ dồn sức nặng về một bên vai gây căng cơ, vẹo cột sống của trẻ.

Chất liệu, kích cỡ ba lô

Cha mẹ nên chọn chất liệu vải để giảm tối đa trọng lượng của ba lô từ đó giúp giảm gánh nặng lên vai và cột sống. Kích thước, chiều dài của ba lô phải vừa với thân mình của bé và đáy ba lô không cách thắt lưng quá 5cm. Ba lô phải ôm sát vào cơ thể trẻ để giảm đau vai, cổ và thắt lưng, như vậy mới có thể phòng bệnh gai cột sống cho bé.

Cho dù muốn đeo ba lô một cách thoải mái, cũng không được đeo quá thấp. Ví dụ, đối với đeo hai quai ở vai, vị trí tốt nhất là vừa chạm tới bên rìa vùng khung chậu. Đối với ba lô chéo thì vị trí tốt nhất lại là ở vùng eo, mép của balô ở vùng xương chậu.

Không nên chọn ba lô có bánh xe

Trên thị trường có nhiều mẫu ba lô có bánh xe cho trẻ nhỏ. Nhiều người nghĩ rằng việc mua những loại ba lô như vậy sẽ giảm được hoàn toàn sức nặng lên cột sống của con. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng vì trẻ sẽ gặp khó khăn khi lên cầu thang hay trời mưa, do lúc này trẻ phải xách ba lô lên trong khi các loại ba lô có bánh xe lại nặng hơn ba lô thông thường.

Không nên chọn ba lô có bánh xe 

Không nên chọn ba lô có bánh xe

Khối lượng ba lô

Các bậc phụ huynh nên chú ý tới cân nặng của ba lô khi có sách vở không nên vượt quá 10-15% trọng lượng của cơ thể của bé. Bởi lẽ, nếu duy trì khối lượng sách vở và vật dụng quá với sức chịu đựng của trẻ sẽ gây tình trạng thoái hóa cột sống, gai cột sống sau này. Vì thế, nếu trường học của con bạn có tủ cá nhân cho học sinh thì nên khuyên con để vào đó nhằm giảm sức nặng trong việc mang vác sách vở.

Tránh đung đưa balô nhiều

Cho dù là đeo hai quai ở vai hay đeo chéo, độ dài của dây đeo không nên quá dài, nếu không sẽ dẫn đến việc ba lô bị đung đưa. Dây đeo vừa đủ có tác dụng giữ cho ba lô luôn ổn định. Khi đó, cơ thể sẽ không phải liên tục điều chỉnh theo trọng lượng ba lô, vì nếu “làm việc quá sức” thì cơ thể rất dễ bị tổn thương.

Không nên đeo ba lô ở phía trước người

Bất kể là đeo hai quai ở vai hay đeo chéo thì cũng không nên đeo balô ở phía trước người. Từ góc độ khoa học hay thực tế thì đều cho thấy không có lợi cho sức khỏe vì trọng lượng ba lô sẽ kéo cơ thể nghiêng về phía trước, khiến chúng ta dễ bị gù lưng.

 Không nên đeo balô ở phía trước người phòng gai cột sống

Không nên đeo balô ở phía trước người phòng gai cột sống

Thường xuyên thay đổi vị trí đeo

Mặc dù mỗi người đều có một thói quen đeo ba lô riêng, các chuyên gia nhắc nhở rằng, nếu đeo hai quai ở vai hay đeo một bên vai cũng cần phải thường xuyên thay đổi tư thế đeo, như vậy có thể ngăn chặn phòng ngừa các bệnh biến dạng cột sống.

>>Xem thêm: Bị bệnh gai cột sống nên uống thuốc gì hiệu quả – an toàn?

Hậu quả việc đeo ba lô không đúng cách

Theo thống kê ở Mỹ, hiện có khoảng 14.000 trẻ em đang phải điều trị cột sống do chấn thương khi mang vác ba lô. Còn tại Việt Nam, chương trình cải cách giáo dục mới cũng khiến học sinh thay đổi việc mang cặp sách tới trường bằng thói quen mang ba lô để đựng được nhiều sách vở hơn. Việc mang ba lô thường xuyên sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ:

- Tổn thương cơ bắp, dây chằng ở vai, cổ, lưng.

- Gây chấn thương cột sống cổ, thắt lưng.

- Ảnh hưởng tới quá trình phát triển xương ở trẻ như tình trạng cong vẹo cột sống và tương lai có thể gây các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý tới cách đeo ba lô phòng bệnh gai cột sống cho trẻ, đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý thoải mái thích đến trường của bé.

>>Xem thêm: Sự thật về cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu không phải ai cũng biết

Phòng ngừa gai cột sống bằng Cốt Thoái Vương

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách đeo ba lô phòng bệnh gai cột sống cho mọi người, quan trọng nhất là trẻ nhỏ. Đừng chủ quan với những chiếc ba lô để chính con bạn sẽ phải gánh hậu quả sau này. Bên cạnh việc lựa chọn ba lô và hướng dẫn trẻ đeo đúng cách, bạn nên cho trẻ uống thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện, các vitamin và khoáng chất để nâng đỡ cột sống khỏe mạnh hơn. Sản phẩm giúp giảm đau, chống viêm góp phần làm giảm các triệu chứng đau, sưng, viêm của gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Cốt Thoái Vương còn giúp bổ sung sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, góp phần giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa. Như vậy, Cốt Thoái Vương vừa có công dụng giảm đau, đồng thời lại cải thiện được sự chắc khỏe của xương khớp, cột sống, an toàn cho người sử dụng.

 

Cốt Thoái Vương giúp phòng ngừa gai cột sống ở trẻ

Cốt Thoái Vương giúp phòng ngừa gai cột sống ở trẻ

tu-van

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966 - SĐT: 0919763726) trú tại số nhà 221 đường Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từng bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, phải bỏ nghề lái ghe. Nhưng không ngờ, anh đã cải thiện chỉ sau hơn 1 tháng uống Cốt Thoái Vương:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện gai cột sống bằng Cốt Thoái Vương

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia

Gai cột sống L4 L5 có thể làm chèn ép dây thần kinh khiến chân bị đau tê. Trong trường hợp này, cần đi tới bệnh viện chụp cộng hưởng từ để xác định chính xác vị trí thoái hóa. Hãy lắng nghe Chuyên gia Lê Quang Chí Cường tư vấn cách điều trị trong nội dung video:

Xem thêm: Gai cột sống là gì và cách điều trị ra sao? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm giải đáp TẠI ĐÂY

Hãy giúp trẻ phòng bệnh gai cột sống ngay từ hôm này bằng việc hướng dẫn trẻ đeo ba lô đúng cách và cho trẻ uống Cốt Thoái Vương. Nếu còn thắc mắc về bệnh gai cột sống hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ