Vào một thời điểm nào đó trong đời, có tới 80% dân Anh phải chịu đựng sự hành hạ của chứng bệnh đau lưng. Và mỗi năm, Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Quốc gia của Anh (NHS) phải tiêu tốn 800 triệu bảng để điều trị chứng bệnh khó chịu này.

 

Tâm lý dẫn đến đau lưng

Đau lưng nguyên nhân do tâm lý


Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu mới đây cho hay vấn đề có thể chỉ nằm ở chính tư tưởng và tâm lý của những người mắc bệnh. Cụ thể là, trong rất nhiều trường hợp, người bệnh cảm thấy đau lưng sau khi đọc được các thông tin về chứng bệnh này hoặc nghe bạn bè, gia đình, đồng nghiệp than thở về cơn đau của chính họ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các thông tin như vậy cuối cùng sẽ làm cho tâm trí người bệnh luôn ám ảnh bởi suy nghĩ lưng họ đang đau nhức ngay cả khi không có một cơn đau nào rõ rệt. Bằng chứng cho kết luận này đã có trong một nghiên cứu rất thú vị năm 1990. Đây là nghiên cứu về xu hướng sức khỏe sau sự hợp nhất của Đông Đức và Tây Đức. Hơn 40 năm chia cắt không làm cho cư dân hai miền mất đi các mẫu gen chung. Và không bao lâu sau ngày thống nhất, có tới 69% dân Đông Đức bị đau lưng trong khi con số này đối với vùng Tây Đức là 84%. Trước năm 2003, số lượng người ở Đông Đức cũ phàn nàn về chứng đau lưng đã tăng gần bằng với dân sống ở Tây Đức.

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Lübeck, Đức cho rằng chính các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục nói về nguy cơ của chứng đau lưng có thể dẫn tới điều kiện sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thậm chí gây tàn tật. Họ khẳng định rằng chỉ khoảng 15% số người mắc bệnh đau lưng do các nguyên nhân cơ bản về thể chất như trượt ngã, strapped nerve... Hầu hết các trường hợp còn lại đều không có nguyên do nào cụ thể, rõ ràng.

Kết quả cuộc nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học: “Ở Tây Đức, các phương tiện truyền thông đại chúng coi đau lưng là một chứng bệnh thường xuyên và không thể tránh khỏi. Nó cũng được miêu tả là nguyên nhan chính dẫn tới mất khả năng lao động. Sau khi hợp nhất hai miền, tất cả những quan niệm sai lầm và đôi khi mang tính thần bí vốn rất phổ biến ở Đông Đức nhanh chóng lan sang Tây Đức.”

Cách đây 4 năm, một nghiên cứu do Trường Đại học Luân Đôn tiến hành cũng cho thấy kết luận tương tự. Theo các nhà khoa học, chứng đau lưng “bí ẩn” - ví dụ như đau lưng dưới - không phải do một vết thương nào đó gây ra mà xuất phát từ phản ứng của não. Sau khi thôi miên, một số bệnh nhân được thông báo rằng họ đã bị đau mặc dù thực tế không phải như vậy. Trong khi đó, một nhóm khác không bị thôi miên đã phải chịu vết đau nhẹ do sức nóng từ chiếc máy để gần da. Các hình ảnh điện não đồ cho thấy cả hai nhóm trên đều thể hiện chung một mức độ phản ứng của não trước các hoạt động có thể gây đau đớn. Điều này càng chứng tỏ rằng não có thể gây cảm giác đau ngay cả khi không có một vết đau thực tế nào trên cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia người Anh cho biết việc kết luận đau lưng đều do nguyên nhân tâm lý chỉ đúng trong một vài trường hợp ít ỏi. Tiến sĩ Dries Hettinga, trưởng nhóm nghiên cứu ở BackCare lý giải rằng có khả năng người bệnh đôi khi phải chịu sự đau đớn, khó chịu trong nhiều năm và giờ đây, họ bắt đầu nhận thức về điều đó khi đọc hoặc nghe về nó. “Không phải nói nhiều về chứng đau lưng lúc nào cũng tốt. Đôi khi nó lại phản tác dụng.”

Ông cũng nhấn mạnh rằng nhiều người đã nhầm tưởng nghỉ ngơi thoải mái là cách tốt nhất dể tránh bị đau lưng. Thực tế, lời khuyên dành cho các bệnh nhân là tích cực làm việc và hoạt động. Heather Wallace, người phát ngôn của tổ chức từ thiện Pain Concern cho biết, ngay cả khi vấn đề đau lưng chỉ là cảm giác tâm lý thì nó vẫn cần được điều trị kịp thời.

Sông Ngân (Theo Daily Mail)