Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp. Tỉ lệ mắc bệnh 7/10.000 người/ năm đây là một con số khá lớn. Hiện nay có nhiều phương pháp nội - ngoại khoa để điều trị bệnh lý này, việc chẩn đoán sớm và xác định, để điều trị sớm là rất quan trọng.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Nhằm triển khai điều trị ngoại khoa bệnh lý thoát vị đĩa đệm tại một bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, chúng tôi tiến hành đề tài “ứng dụng điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”nhằm nghiên cứu:
- Đặc điểm lâm sàng bệnh lý thoát vị đĩa đệm thường gặp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
- Kết quả điều trị phẫu thuật.
- Các yếu tố tiên lượng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng:
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán (lâm sàng + cận lâm sàng Myelo gaphie và/hoặc CT.Scanner) và được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong thời gian từ tháng 5/2002 đến tháng 9/2003.
2.2- Phương pháp nghiên cứu tiền cứu:
- Chúng tôi nghiên cứu phân tích các đặc điểm sau: Tuổi; giới; triệu chứng lâm sàng trước mổ; thời gian mắc bệnh; vị trí thương tổn; Các tổn thương phối hợp (hẹp, trượt , vẹo); Kết quả điều trị bằng phẩu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị (mở cửa sổ xương , cắt ½ cung sau , cắt cung sau giải phóng tủy -> rễ thần kinh); Các yếu tố tiên lượng.
-Kết quả nghiên cứu được xử lý theo thuật toán X2 , Student , Ficher - Snedecor
Nhận xét và bàn luận:
4.1. Về lâm sàng:
- Bệnh nhân thường gặp nam nhiều hơn nữ, với lứa tuổi trung bình 46 tuổi; số liệu này phù hợp với các tác giả khác công bố trước trong y văn (Steimle.R: bệnh nhân nam chiếm 60%, với lứa tuổi thường gặp: 30 - 50 tuổi) .
- Bệnh cảnh lâm sàng, thường bệnh nhân vào viện chúng tôi với bệnh cảnh khá điển hình. Bệnh đã được điều trị nội lâu ngày, việc chẩn đoán xác định thường dễ dàng ngay từ lúc khám lâm sàng. Điểm này cũng dễ hiểu vì thường đa số bệnh nhân thường nghèo, tâm lý rất ngại mổ xẻ, đã được điều trị nội khoa rất lâu với rất nhiều loại thuốc kháng viêm, kết hợp với châm cứu, đông y. Một tỉ lệ đáng kinh ngạc về thời gian mắc bệnh trước mổ: từ 1 đến 20 năm: 41 cas (58,6%).
- Về vị trí thương tổn: trong công trình chúng tôi, chủ yếu thương tổn được gặp ở 2 vị trí L4-L5;L5-S1 (67%) các tài liệu trong y văn cũng cho thấy những số liệu tương tự Keye A 1990 (95%)(3); Greenberg M.S 1997 (98%) (1). Cơ chế được giải thích bởi các vị trí giải phẫu này đảm nhận 95% các động tác cúi ngửa của thân người (Keye A 1990) (3).
- Hẹp ống sống cũng khá hay gặp trong công trình chúng tôi 22/70 cas (31,43%),trượt đốt sống 11 ca (15,7%). Ngược lại, khác với các tác giả trước đây công bố, các yếu tố béo phì, không được gặp trong công trình nghiên cứu chúng tôi.
- Ngoài ra yếu tố khởi phát như sang chấn hoặc gắng sức đột ngột cũng ít gặp trong công trình chúng tôi, điều này có lẽ được giải thích bởi đa số bệnh nhân có bệnh sử kéo dài; thường quen lao động nặng, ít để ý đến các động tác không phù hợp với tư thế sinh lý.
4.2. Về phương pháp phẫu thuật:
Hầu hết tất cả các trường hợp thoát vị đơn thuần, chúng tôi chỉ cần mở cửa sổ xương; vén rễ để lấy nhân đĩa đệm thoát vị.
Đối với các trường hợp cơ phối hợp hẹp, tùy từng bệnh cảnh lâm sàng, chúng tôi mở 1/2 bản sống (7 cas) (10%) hoặc cả bản sống : 30 cas (42,9%).
4.3. Về kết quả điều trị:
Tỉ lệ thành công rất cao với 65/70 cas (92,3%) hết đau ngay 24 giờ đầu sau mổ. Hầu hết các trường hợp có rối loạn về vận động, cảm giác và cơ tròn đều hồi phục sau mổ. Tỉ lệ này theo các tác giả khác trên y văn từ 90 - 95% (Grellier P. 1995) (2). Nếu tính tất cả các yếu tố kết quả đạt rất tốt của chúng tôi là 93% (Steimlé.R: (80%)(4).
Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ của chúng tôi còn khá cao (11,4%), điều này lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện vô trùng của phòng mổ và vệ sinh môi trường bệnh phòng và các nguyên tắc vô khử khuẩn khi chăm sóc.
Không tìm thấy yếu tố tiên lượng nào có ý nghĩa lớn về phương diện thống kê.
Phẫu thuật cũng là một phương pháp khá thành công, tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn như nhiễm trùng vết mổ còn khá cao, ngoài ra cũng có thể tái phát, do đó chúng ta cần có phương pháp phòng ngừa tái phát cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh này, Cốt Thoái Vương là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, có công dụng giúp giảm đau và ngăn chặn thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống và Cốt Thoái Vương đã nhanh chóng trở thành sản phẩm được nhiều bác sĩ ở các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM ,… và bệnh nhân trên cả nước tin tưởng sử dụng.
Kết quả nghiên cứu tại ĐH Y Hà Nội trên các bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cho thấy, chỉ sau 21 ngày sử dụng Cốt Thoái Vương, có đến 84,9% bệnh nhân đạt kết quả tốt (giảm đau và cải thiện vận động) , không thấy tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Sông Ngân