Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ mà bệnh có thể chữa được hoặc chỉ cải thiện triệu chứng và chậm tiến triển bệnh. Cụ thể bạn có thể theo dõi ở bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rõ, điều trị thoát vị đĩa đệm không phải là để đĩa đệm trở về trạng thái bình thường như ban đầu. Mà là giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng đau nhức, ngăn chặn tái phát và nguy cơ gặp phải biến chứng teo cơ, mất khả năng vận động.
Thoát vị đĩa đệm cổ có chữa khỏi hay không là dựa vào giai đoạn tiến triển của bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa khỏi hay không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Thông thường, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1,2 có thể chữa khỏi. Nhưng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3,4 thì không thể chữa khỏi hoàn toàn như ban đầu.
- Giai đoạn đầu hay còn gọi thoái hóa đĩa đệm là khi nhân nhầy đã bị xô về một phía – nơi các sợi collagen của bao xơ bị đứt gãy.
- Giai đoạn 2 hay lồi đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã suy yếu, bị rách nhưng chưa hết chiều dày của vòng xơ, đĩa đệm lồi ra khỏi khoang giữa 2 đốt sống.
- Giai đoạn 3 hay thoát vị đĩa đệm thực sự là tình trạng bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau. Chúng chèn ép vào thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau nhức lưng dữ dội, tê bì, nhói buốt, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động.
- Giai đoạn 4 hay thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là tình trạng khối thoát vị lớn, lâu ngày nhân nhầy thoát ra ngoài và tách ra khỏi phần đĩa đệm. Giai đoạn này khiến người bệnh đau đớn rất nhiều, teo chân, mất kiểm soát chức năng đi tiểu, đại tiện.
Đĩa đệm không giống như các bộ phận khác, chúng không có mạch máu nuôi dưỡng, hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu qua quá trình thẩm thấu khi cử động. Thế nhưng, việc hoạt động hàng ngày sẽ khiến cho đĩa đệm phải chịu áp lực lớn, các sợi collagen của bao xơ bị đứt gãy khó hồi phục tổn thương. Vì vậy mà hầu hết các trường hợp đĩa đệm đã bị nứt rách thì sẽ không thể lành lại như trước đây. Chúng ta chỉ có thể giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm giúp co nhỏ khối nhân nhầy thoát ra ngoài và ngăn chặn tình trạng tổn thương tại đĩa đệm nghiêm trọng hơn.
Như vậy, trả lời cho thắc mắc “thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa được không?” như sau: Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1,2 có thể chữa khỏi được các triệu chứng đau nhức, tê bì nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Còn thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3, 4 không chữa khỏi được hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu tần suất tái phát cơn đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3,4 không thể chữa khỏi hoàn toàn
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ theo từng giai đoạn của bệnh
Dựa vào giai đoạn của bệnh, các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phù hợp.
- Cách chữa thoát vi đĩa đệm cổ ở giai đoạn 1,2: Đây là giai đoạn vàng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và hiệu quả có thể lên đến 100%. Trong giai đoạn này, chức năng của đĩa đệm vẫn còn tương đối tốt và chưa có biến dạng nghiêm trọng, các triệu chứng đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, chưa ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Do đó, để điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1 và 2, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị không phẫu thuật như:
- Thực hiện các bài tập vận động, tập thể dục, tăng cường chế độ ăn uống và uống đủ nước để nâng cao hiệu quả giảm đau, giãn cơ, cải thiện khả năng vận động.
- Dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm: Các loại thuốc thường dùng là paracetamol, ibuprofen, diclofenac, celecoxib…
- Vật lý trị liệu: Siêu âm, kéo giãn cột sống… giúp thư giãn cột sống, giảm sự chèn ép lên rễ dây thần kinh.
- Xoa bóp, massage giúp giảm đau nhức, tăng cường tuần hoàn máu.
- Sử dụng sản phẩm chứa chất giảm đau, kháng viêm thực vật giúp cải thiện tình trạng đau nhức an toàn, hiệu quả, không gây hại dạ dày. Nổi bật trong số đó là Cốt Thoái Vương - đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy 94,1% giảm đau lưng, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Và không có bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn 3,4: Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này thường được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm mạnh như tramadol, codein… kết hợp với các loại thuốc giãn cơ, vitamin và vật lý trị liệu. Trường hợp dùng các thuốc này vẫn không giảm đau nhức thì người bệnh sẽ được chỉ định tiêm ngoài màng cứng. Nếu các triệu chứng vẫn ngày càng dữ dội, gây hạn chế vận động, teo cơ, đi lại khó khăn triền miên, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý thực hiện các tư thế đúng trong lao động, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Không nên mang vác nặng để tránh tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát hoặc xảy ra tại các vị trí khác. Người bệnh cũng cần kết hợp bổ sung Cốt Thoái Vương hàng ngày vừa giúp giảm đau nhức, lại vừa bổ sung dưỡng chất cần thiết cho đĩa đệm khỏe mạnh, hồi phục nhanh chóng, chậm thoái hóa.
Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện 108 cho hiệu quả giảm đau do thoát vị đĩa đệm lên đến 94,1%
Muốn tìm mua sản phẩm Cốt Thoái Vương, vui lòng bấm vào đây!
Gần 20 năm qua, đã có rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm sử dụng Cốt Thoái Vương và cho phản hồi tốt. Điển hình là trường hợp của cô Phùng Thị Ngoạn (trú tại đội 1, thôn Ngọc Nhị, Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). Cô Ngoạn từng bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm L4-L5 đau đến mức không ngồi, đứng được, phải quỳ, bò để ăn cơm, khổ sở vô cùng. Cô chia sẻ:
“Cuối năm 2019, tôi bị đau lưng, cơn đau ngang thắt lưng, chạy xuống hông rồi dọc theo đùi đến chân. Đau quá không chịu được đi khám thì bác sĩ nói tôi bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm L4-L5. Sau đợt điều trị ở viện thì tôi cứ nghĩ là cơn đau đã cải thiện. Nhưng đến tháng 10 năm 2020, tôi lại bị đau dữ dội, ngang thắt lưng, đau buốt nhói không tài nào mà chịu được, ngồi không được, đi không được, chỉ có nằm thôi. Bác sĩ nói không đỡ thì phải mổ.
Nghe phải mổ thì tôi sợ lắm, tôi không dám. Tôi mới xin bác sĩ cho tôi về.”
Nhờ Cốt Thoái Vương, cô Ngoạn đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường, không phải mổ
Tôi chán, nằm ở nhà xem tivi kênh chương trình Quốc hội, nghe PGS.TS.BS Hồ Bá Do tư vấn sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương hợp với cái bệnh tình của mình. Tháng đầu tiên thì tôi uống ngày 6 viên. sáng 3 viên, tối 3 viên. Sau 1 tháng, tôi cảm thấy nó chuyển biến dần, ngồi được lâu hơn mà đi lại cũng được xa hơn. Tôi cứ duy trì như vậy suốt năm 2021. Hiện tại tôi thấy sức khỏe chuyển biến hẳn, nhẹ nhõm hẳn ra, đi lại thoải mái mà dọn dẹp được việc nhà, cơm nước. Hiện tại tôi còn đi được cả xe máy đưa đón các cháu đi học. Tôi thấy vui lắm, như là mình được cứu sống.”
Muốn tìm mua sản phẩm Cốt Thoái Vương, vui lòng bấm vào đây!
Chắc hẳn đọc đến đây, bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Bị thoát vị đĩa đệm cổ có chữa được không?” rồi. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh và giải pháp cải thiện hiệu quả. Và đừng quên sử dụng Cốt Thoái Vương mỗi ngày để có cột sống khỏe mạnh, giảm đau lưng, chậm thoái hóa nhé!
Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy bình luận dưới bài viết hoặc gọi đến số điện thoại 0902207112 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc