Chào bạn
Theo như bạn mô tả rất có khả năng đó là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ khác nhau, có người bị nhẹ, có người bị nặng, có người bị rất nặng.
Nếu bệnh nhân chỉ bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, có thể áp dụng các bài tập thể dục, phương pháp vật lý trị liệu và uống một số loại thuốc giảm đau. Nhưng khi bị thoát vị đĩa đệm thể nhẹ mà cứ để nguyên, không điều trị, bệnh này sẽ tiến triển nặng thêm, nó có thể tạo ra các cơn đau đột ngột hoặc từ từ.
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm không nên để lâu vì có thể gây chèn ép vào dây thần kinh. Khi bị chèn ép bệnh nhân sẽ bị tê tay chân, đau hoặc trong trường hợp xấu nhất bệnh nhân sẽ bị liệt.
Vì vậy, bạn nên đến khám và phát hiện sớm bệnh tại khoa ngoại thần kinh các bệnh viện như: Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược hoặc bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình để đợc cẩn đoán và điều trị khỏi bằng một số những phương pháp điều trị đơn giản như bằng thuốc và tập thể dục, châm cứu,
Nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ sinh hoạt vận động hạn chế lao động nặng, đặc biệt các tư thế cúi gấp, hạn chế ngồi lâu và các động tác xoay,bạn có thể sử dụng một số sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, tăng cường sự chắc khỏe xương khớp, tăng cường dưỡng chất nuôi đĩa đệm chẳng như Cốt Thoái Vương hoặc sử dụng các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều thịt nạc, trứng, tôm, cua, rất tốt vì nhiều canxi. Hạn chế ăn mặn, ngọt quá, tránh các chất kích thích, gia vị, nước uống trung bình 1lít-1,5lít/ ngày, nên ăn nhiều các loại hoa quả tươi, nên uống nhiều nước chanh, cam, táo, bưởi, các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống, giá đỗ….Ngoài ra có thể phối hợp với các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt, các bài tập về cột sống (phải dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về phục hồi chức năng)
Thân ái