Chào bạn,
Bạn đừng quá lo lắng mà hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng đau nhức mỗi khi để chân xương thì bạn khắc phục bằng cách hạ chân xuống từ từ nhẹ nhàng, khi ngồi hay nằm thì bạn gác chân lên cho cổ chân và bàn chân cao hơn thân mình và tim, Trong vòng tuần đầu, ngay khi cổ chân bớt sưng và đau, bạn có thể đi đứng lại, và hãy để cái đau hướng dẫn bạn hoạt động ít hay nhiều: đau còn kha khá, đi lại ít thôi, đau bớt dần, đi đứng nhiều hơn, và tăng dần hoạt động khi cổ chân đau của bạn... cho phép. Nếu cần, khi mới đi đứng trở lại, bạn có thể dùng thêm nạng chống (crutches) để giúp cho cổ chân bị đau một phần.
Sau một chấn thương, cổ chân bạn dễ bị cứng (stiff), mai mốt khó dùng, nếu bạn không sớm cử động và tập luyện khớp cổ chân. Một cách tốt để tập là bạn để gót chân tựa trên sàn nhà, rồi dùng ngón cái của bàn chân lần lượt viết những mẫu tự alphabet trên không, càng to càng tốt.
Tổn thương các dây chằng cổ chân có 3 mức độ: 1, 2, và 3. Những tổn thương độ 1 (first degree) nhẹ, dây chằng khớp chỉ mới dãn chút chút, sẽ lành trong vòng vài tuần, vài tuần sau, bạn lại chạy nhảy như thường không khác gì trước. Tổn thương độ 2 (2nd degree), dây chằng hơi bị rách, bạn cần từ 3 đến 6 tuần nghỉ ngơi trước khi có thể hoạt động bình thường trở lại. Những tổn thương loại 3 (3rth degree), dây chằng rách nặng, tuy ít khi phải mổ, song có khi phải mất đến 8-12 tháng mới hoàn toàn lành hẳn, hoạt động mạnh bạo trở lại sớm quá có thể khiến khớp thêm tổn thương và lâu lành hơn. Vị nào sau một thời gian bị chấn thương cổ chân, tuy không còn đau, songvẫn cảm thấy khớp cổ chân mình như thiếu cân bằng, nên đi bác sĩ để hỏi ý kiến.
Chúc bạn sớm hồi phục!
Chuyên viên cơ xương khớp