Tôi bị đau vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân nên nhiều lúc đau không đi lại được, cũng không đỡ đần được việc nhà. Tôi năm nay 48 tuổi, tuy chỉ bán hàng và làm công việc nội trợ ở nhà nhưng cũng khá bất tiện, mỗi khi đông khách là mãi mới đứng lên rồi một lúc mới đi được, không đứng thẳng được ngay, phải đi còng còng. Nhiều khi cơn đau như có dao chọc vào lưng, rất khổ sở. Tôi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh và khuyên nên mổ. Đụng đến dao kéo là tôi đã thấy sợ, xin chuyên gia lời khuyên có nên mổ hay không? Có để lại biến chứng nguy hiểm không? Nếu không mổ thì có thể cải thiện bằng cách nào?
Trả lời:

Chào bạn,

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nên mổ hay không cần căn cứ vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số trường hợp nên mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu,… không có tiến triển sau 5 tháng.
  • Các rễ thần kinh bị chèn ép nhiều, tổn thương nặng, cơn đau dữ dội, mất khả năng vận động. 
  • Có nguy cơ teo cơ, liệt. 
  • Xuất hiện hội chứng chùm đuôi ngựa: Thoát vị đĩa đệm chèn ép chùm dây thần kinh đuôi ngựa gây tê, mất cảm giác cục bộ, yếu cơ, mất phản xạ vùng chân, đại tiểu tiện không tự chủ,...

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là biện pháp cuối cùng được chỉ định, bởi dù với bất cứ hình thức mổ nào cũng đều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đó là: 

  • Tổn thương rễ thần kinh. 
  • Chảy máu nhiều, nhiễm trùng. 
  • Rò rỉ dịch não tủy.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Ngoài ra, nguy cơ tái phát sau phẫu thuật ước tính khoảng 1-20%. Có thể xảy ra ngay sau phẫu thuật hoặc vài năm. Thường gặp là sau 3 tháng đầu nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc đúng cách. 

Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh chưa cần thiết phải mổ. Nghĩa là vẫn đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, không mất khả năng vận động, tần suất tái phát cơn đau không quá dày hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: 

  • Tập luyện thể dục thể thao: Nên tập xà đơn, đi bộ, bơi lội,... giúp thư giãn cột sống, giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh, ngừa co cứng cột sống. 
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Người bị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh cần hạn chế mang vác nặng, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh thay đổi tư thế đột ngột… 
  • Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên: Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng cho đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hoặc xảy ra tại các vị trí khác. 

Và sản phẩm đang được nhiều người tin dùng trong gần 15 năm qua để cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đó là Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp thiên niên kiện, nhũ hương, canxi, vitamin K2 sẽ giúp đĩa đệm chắc khỏe, đàn hồi tốt. Đặc biệt Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng trên người bị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy 94,1% người bệnh giảm đau thắt lưng, cải thiện độ giãn và độ linh động của cột sống. 88% cải thiện hội chứng rễ thần kinh (đau, tê, yếu cơ). Đặc biệt, không tác dụng phụ với gan, thâm, hệ tạo máu, an toàn khi sử dụng lâu dài.

TPBVSK Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn

TPBVSK Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn

Như vậy, người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nên mổ hay không thì cần căn cứ vào triệu chứng, mức độ bệnh từ đó mới đưa ra kết luận chính xác cho từng trường hợp. Và dù trước, trong hay sau mổ, người bệnh cũng cần bổ sung dưỡng chất cho đĩa đệm khỏe mạnh, chậm thoái hóa, ngăn chặn nguy cơ tái phát thoát vị đã đệm tại các vị trí khác.

Để được tư vấn chi tiết hơn bạn vui lòng liên hệ tới số 0902207112 để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn nhé!

Chúc bạn sức khỏe! 

Chuyên gia cơ xương khớp