Tôi năm nay 24 tuổi, bị đau lưng cách đây khoảng 5 năm . mỗi lần đau thì tôi thấy toàn bộ vùng thắt lưng của tôi đau nhói, khiến các hoạt động bình thường như nằm, ngồi, đứng đều khó thực hiên, đôi khi tôi phải nằm sấp vì các tư thế khác đều đau không thể nằm đươc. nhưng cũng chỉ thì nằm được một lúc thì lại phải chuyển tủ thế khác. Tôi đi khám nhiều nơi nhưng mỗi nơi chuẩn đoán khác nhau . năm 2004 tôi dc chuẩn đoán là bị rạn xương, được bác sỹ kê đơn uống một thời gian sau thấy đỡ nhưng một thời gian sau do bê nặng nên tôi lại bi đau lại, lần này đau hơn lần trứơc.Tôi đi khám thì được kết luận là cung hóa L5 Bên T, Gai Đôi S1, bác sỹ kê đơn thuốc: Glucon 250mg, Hepadona, Valus 10mg, Xedunlas , Xlcam. Uống sau một thời gian, kiêng làm nặng tôi cũng thấy hết đau nhưng hiện nay tôi lại thấy đau trở lại xin bác sĩ cho tôi biết tôi nên điều trị như thế nào? bệnh của tôi liệu có chữa khỏi đựơc hoàn toàn không? Về sinh lý tôi thấy rất yếu , ngày đi tiểu rất nhiều lần (trên 10lần/ ngày ), da vàng và sạm.
Trả lời:

Trước tiên xin giới thiệu những thông tin về đau vùng thắt lưng:

 Là một triệu chứng thể hiện bằng hiện tượng đau ở vùng được giới hạn từ ngang đốt sống thắt lưng 1 ở phía trên và ngang đốt sống thắt lưng 5 và cùng 1 ở phía dưới, bao gồm đau da, cơ xương, và các bộ phận vùng sâu. Đau có thể kèmtheo biến dạng, hnạ chế vận động hoặc không.

Đau vùng thắt lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày do đặc điểm của vùng cột sống thắt lưng là vung chịu gánh nặng cảu cơ thể, là đoạn cột sống có độ hoạt động rất lớn với các động tác cúi ngửa, nghiêng, quay với các biên độ rộng, để đảm bảo chức năng này, đĩa đệm cột sống đóng vai trò rất quan trọng. Các đốt sống thắt lưng có liên quan trực tiếp với tuỷ sống, đuôingựa, các rễ thần kinh. Ở phần sâu của vùng thắt lưng là các chuỗi thần kinh giao cảm, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng và tiểu khng cũng liên quan mật thiết về thần kinh với vùng này.

Cơ chế gây đau vùng thắt lưng

- Chủ yếu là do kích thích các nhánh thần kinh cảm giác có nhiều ở mặt sau thân đốt sống và đĩa đệm, trên dây chằng dọc sau cột sống. Những tổn thương của thân đốt sống như viêm, u, chấn thương và của đĩa đệm như viêm, thoát vị…khi chèn ép ào các vùng này đều gây đau.

- Đau từ trong ống tủy các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của đốt sống. Khi có các tỏn thương chèn ép hoặc kích thích vào các rễ này trên đường đi cũng gây cảm giác đau và rối loạn vận động.

- Đau vùng thắt lưng cũng có thể có biều hiện ở cácnội tạng lân cận do coa mối liên quan giữa các nhánh thần kinh cảm giác cảu nội tạng và ccác nhánh của vùng xung quanh đốt sống thắt lưng.

- Triệu chứng: có thể gặp sau khi xách nặng như xách nước, bê vác nặng, đi xe xóc nhiều. Thậm chí có người chỉ ho mạnh, hắt hơi hay làm một động tác nào đó không thích hợpv.v…là xuất hiện cơn đau lưng đến đột ngột. Lưng đau cứng khiến cho bệnh nhân kkhông thể cử động được, phải nằm, không dám cử động trong vòng 5 đến 7 ngày nhưng cũng có khi nằm 10 – 15 ngày sau đó bệnh nhân mới đi lại được. Có người năm nào cũng đau, có người bị đi bị lại 5 – 6 lần. có người ssau lưng mạn tính, đau âm ỉ suốt ngày, ngồi lâu cũng đau, đứng lâu cũng đau, sáng ngủ dậy cúi rất khó, hay đang ngồi đứng dậy phải đi lom khom, có người hay đau khi lạnh, thay đổi thời tiết.

Nguyên nhân gây đau lưng:

- Đau lưng thông thường bệnh hay gặp ở người già trên 60 tuổi, khi chụp cột sống có thể thấy thoái hoá ở cột sống, đĩa liên đốt, gai đôi cột sống, có khi không có tổn thương gì. Nhưng cũng có khi gặp trong tổn thương như chấn thương gây rạn nứt, vỡ, di lệch đốt sống, viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống do lao, ung thư, bệnh Paget, loãng xương…

- Có những liên quan đến đau vùng thắt lưng hay gặp rất ở những người có dị dạng đốt sống bẩm sinh như gai đôi cột sống (nứt đốt sống); cùng hoá đốt sống thắt lưng 5 và thắt lưng hoá cùng 1 nhưng lại ít có ý nghĩa về mặt bệnh lý.

- Những bệnh ở nội tạng có thể  gây đau vùng thắt lưng: Loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh sỏi  tuỵ, viêm tuỵ mạn và cấp, viêm gan mạn, sỏi đường mật, dỏi trong gan, bệnh túi mật…Bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, tiết niệu, lao thận, u thận, thận đa nang, viêm thận bể thận, ở nữ giới có thể gặp u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đau bụng kinh, đau sau đặt vòng, sau các thủ thuật mổ lấy thai, mổ cắt tử cung, bệnh của tuyến tiền liệt ở nam giới…

Nguyên tắc chung khi điều trị đau vùng thắt lưng

1/ Tìm các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng để điều trị.

2/ Ngoài các nguyên nhân nội tạng, nguyên tắc điều trị khi đau vùng thắt lưng như sau:

- Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.

- Dùng các thuốc giảm đau. Nhưng cần chú ý tới tác dụng phụ của thuốc cũng như một số chống chỉ định nếu có.

- Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ.

- Kết hợp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt.

- Sử dụng một số biện pháp đặc biệt khi cần theo chỉ điịnh cụ thể của bác sĩ như tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm, kéo dãn cột sống…

- Phẫu thuật trong một số trường hợp bệnh gây di lệch chèn ép vào tuỷ, đuôi ngựa (lao, viêm mủ, chấn thương, u…), phẫu thuật làm cứng cố định khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo nhiều…hoặc phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm như mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

Về trường hợp của bạn, có thể bạn nên đi khám thêm về các vấn đề liên quan đến thận, tiết niệu cũng như có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức khoẻ, từ đó mới có thể điều trị tốt chứng đau vùng thắt lưng.