Tùy thuộc vào tình trạng đau nhức, mức độ tổn thương do thoát vị đĩa đệm cổ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ mà bạn có thể được chỉ định. 

Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ 

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc acetaminophen để giảm đau và viêm. Các thuốc giảm đau có thể kèm theo thuốc giãn cơ để giảm sự co cứng cổ, đau vai gáy và cải thiện khả năng vận động. Một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng đó là: 

- Thuốc giảm đau chống viêm: Chủ yếu là các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen và diclofenac, hoặc thuốc giảm đau có chứa paracetamol. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn do có thể gây tác dụng phụ như loạn nhịp tim, đau dạ dày hoặc chảy máu dạ dày.

- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, carisoprodol hoặc tizanidine có thể được sử dụng để giảm sự co cứng và cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

- Corticosteroid: Thuốc có thể được tiêm vào vùng bị tổn thương để giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp dùng các thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả, cơn đau dữ dội, mất khả năng vận động. Tuy nhiên, các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm da, giảm độ dày xương và suy giảm miễn dịch.

Chỉ dùng corticoid trị thoát vị đĩa đệm trong trường hợp nặng 

Chỉ dùng corticoid trị thoát vị đĩa đệm trong trường hợp nặng 

- Opioid: Là thuốc giảm đau kháng viêm trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cổ nặng. Các thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả, người bệnh mất khả năng vận động, không đi lại được. Nhóm thuốc này bao gồm morphine, oxycodone, tramadol và codein. Chúng hoạt động trên hệ thần kinh trung ương và giúp giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, mệt mỏi và nôn mửa, lệ thuộc thuốc.

- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm như duloxetine và amitriptyline cũng được sử dụng để nâng cao hiệu quả giảm đau trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng. Chúng hoạt động trên hệ thần kinh và tác động lên các hợp chất hoạt động trong não. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn và tăng cân.

Lưu ý: Các loại thuốc giảm đau mạnh cần có chỉ định và giám sát bởi bác sĩ điều trị. Luôn tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng. và theo đúng liều lượng và thời gian sử dụng được chỉ định. Ngoài ra, để tránh các tác dụng phụ và tương tác thuốc, nên thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thuốc nào đang sử dụng trước khi bắt đầu điều trị.

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng đơn độc trong các trường hợp tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ. Với các trường hợp đau ở mức độ trung bình, đã có sự chèn ép rễ dây thần kinh, người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp vật lý trị liệu và dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. 

- Điện trị liệu: Là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách sử dụng dòng điện để làm giảm đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt của cột sống cổ. Các dòng điện được truyền qua da và xung quanh cổ để làm giảm đau và sự co cứng.

- Nhiệt trị liệu: Tác động nhiệt vào vùng cột sống cổ bị đau nhức cũng là phương pháp giảm nhanh cơn đau được nhiều người áp dụng. Các phương pháp nhiệt trị liệu thường sử dụng bao gồm túi chườm nóng, lạnh hoặc sử dụng thiết bị tạo sóng siêu âm để làm nóng vùng bị tổn thương.

- Châm cứu: Là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ theo y học cổ truyền. Bằng cách sử dụng kim châm cứu để đâm vào các huyệt đạo có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ, cải thiện khả năng vận động. Phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao, tại các cơ sở y tế uy tín, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Châm cứu giúp cải thiện đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

Châm cứu giúp cải thiện đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

- Tác động cột sống là phương pháp dùng lực từ bàn tay để vuốt, ấn, vê miết… vào xương cột sống, kích thích hệ thần kinh động, thực vật tại đây tăng hoạt động, kéo giãn cột sống. Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức, giúp cột sống cử động linh hoạt hơn. 

- Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Các bài tập như đu xà đơn, tư thế yoga em bé, rắn hổ mang… sẽ giúp cột sống cổ được kéo căng, thư giãn, giảm sự chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó giảm triệu chứng đau nhức, căng cứng cột sống hiệu quả. 

Nên nhớ rằng, để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của một chuyên gia vật lý trị liệu.

Biện pháp can thiệp chữa thoát vị đĩa đệm cổ 

Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ đã chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp khác thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ chèn ép, tổn thương, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường dùng: 

- Phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ: Là thủ thuật ngoại khoa giúp loại bỏ xương đang đè ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy sống. Phương pháp này có tác dụng giảm áp lực lên đĩa đệm và tạo không gian cho rễ thần kinh cột sống, giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần của đốt sống, đồng thời tháo rời đĩa đệm hoặc thay thế nó bằng một đĩa đệm nhân tạo. 

- Phẫu thuật cột sống cổ bằng laser: Đây là phương pháp mổ không xâm lấn, chỉ sử dụng tia laser để cắt bỏ phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Phương pháp này ít gây đau đớn và phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật truyền thống (mổ hở).

- Phẫu thuật thông qua vi mạch: Phương pháp này sử dụng một bộ định tuyến để đưa vi mạch đến vị trí bị thoát vị đĩa đệm, sau đó sử dụng laser hoặc dao cắt để loại bỏ phần thoát vị. Phương pháp này ít đau đớn và thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật truyền thống. 

- Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo: Đây là phương pháp thay thế đĩa đệm bị thoát vị bằng một đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này giúp khôi phục chức năng vận động cột sống và giảm đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm ở các vị trí khác và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. 

Phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ nặng

Phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ nặng

Dùng Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả 

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, còn có một phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và chuyên gia khuyên dùng đó là dùng các sản phẩm từ thiên nhiên để giảm đau nhức hiệu quả, an toàn, lâu dài. Đồng thời bổ sung dưỡng chất làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hoặc xảy ra tại vị trí khác. 

Tại Việt Nam, sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này đó chính là Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác giúp nâng cao hiệu quả giảm đau, kháng viêm, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hiệu quả hơn. Cốt Thoái Vương có thể dùng trước trong hoặc sau phẫu thuật đều giúp cho đĩa đệm khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Đặc biệt, Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn như: Trung ương Quân đội 108, trường Đại học Y Hà Nội, kết quả cho thấy 94,1% giảm đau lưng, đau thần kinh tọa, cải thiện khả năng vận động và không có tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày. 

Cot-Thoai-Vuong-da-duoc-nghien-cuu-lam-sang-cho-thay-94,1-giam-dau-lung-do-thoat-vi-dia-dem.webp

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy 94,1% giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm 

Gần 20 năm qua, đã có rất nhiều người sử dụng Cốt Thoái Vương và cho phản hồi tốt. Điển hình là trường hợp của chị Hà Thị Phương (TP Hồ Chí Minh): “Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ, đau cứng cổ, tê buốt tay, nhức không chịu nổi. Cảm giác máu không lên được não khiến đầu tôi luôn trong tình trạng âm u và đau như búa bổ, chóng mặt, xây xẩm mặt mày,... Cũng từ đó, tính nết của tôi trở nên khác hẳn, cáu gắt, quát tháo vô cớ. May từ khi biết đến Cốt Thoái Vương, các triệu chứng đau không còn nữa, tôi có thể quay lại cuộc sống như trước đây.”

 

Đánh giá của PGS.TS Đoàn Văn Đệ về hiệu quả của Cốt Thoái Vương cũng như thành phần chính dầu vẹm xanh đối với tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Cốt Thoái Vương

Nếu còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cũng như phương pháp chữa bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số 0902.207.112 để chuyên gia tư vấn miễn phí! 

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nguồn

https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/cervical-herniated-disc-symptoms-and-treatment-options

https://www.webmd.com/pain-management/what-is-a-herniated-cervical-disk

https://mayfieldclinic.com/pe-hcdisc.htm