Việc tìm hiểu và biết được tư thế nằm giảm đau lưng phù hợp sẽ giúp bạn tránh được cơn đau lưng tái phát. Ngoài ra, tư thế nằm đúng cũng đem lại sự thoải mái và dễ chịu hơn cho người bị đau lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm mặt những tư thế nằm tốt nhất cho người đau lưng.

Mách bạn 5 tư thế nằm giảm đau lưng ai cũng cần biết

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau lưng cũng như các vấn đề sức khoẻ khác, bạn nên tìm hiểu và áp dụng các tư thế nằm giảm đau lưng được khuyến nghị dưới đây.

Tư thế nằm nghiêng kê gối giữa hai đầu gối giảm đau lưng

Mặc dù nằm nghiêng là tư thế nằm phổ biến nhất, tuy nhiên nó có thể làm lệch cột sống, gây căng cơ và đau lưng nếu không được thực hiện đúng cách. Do đó, bạn nên kê thêm một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng để thúc đẩy sự liên kết của cột sống và giúp giảm đau lưng dưới. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng cũng rất an toàn và đem lại sự thoải mái cho phụ nữ mang thai. 

Nhìn chung, nằm nghiêng được xem là một cách nằm giảm đau lưng hiệu quả cho những người thường xuyên mắc phải tình trạng này. Tư thế nằm nghiêng kê gối giữa hai đầu gối giúp hạn chế sự tiếp xúc của lưng với đệm nằm, từ đó tránh được nguy cơ gây chèn ép dây thần kinh. Mặt khác, khi đặt gối giữa hai đầu gối cũng giúp cho phần hông, cột sống và xương chậu thẳng hàng với nhau. 

nam-nghieng-ke-goi-giua-2-dau-goi-la-tu-the-nam-giam-dau-lung-hieu-qua

Nằm nghiêng kê gối giữa 2 đầu gối là tư thế nằm giảm đau lưng hiệu quả 

Khi thực hiện tư thế nằm giảm đau lưng này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Nằm nghiêng, hơi co chân về phía ngực và giữ lưng cong tự nhiên. Tuy nhiên, tránh co chân quá cao vì sẽ khiến cơn đau lưng dễ tái phát. 
  • Đặt gối giữa 2 chân nhằm giúp phần hông tránh được tình trạng xoắn quá đà, gây áp lực lớn lên vùng đĩa đệm và thắt lưng phía sau. 
  • Nên chọn gối đầu có chiều cao phù hợp để phần cổ và xương cột sống thẳng hàng nhau.

Tư thế nằm giảm đau lưng kiểu thai nhi cuộn tròn 

Nếu bạn bị đau lưng do thoát vị hoặc phồng đĩa đệm, nằm trong tư thế thai nhi cuộn tròn (tư thế bào thai) có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng hiệu quả. Khi nằm cuộn người lại sẽ giúp mở ra không gian giữa các đốt sống và làm giảm tình trạng chèn ép đĩa đệm. 

Cách nằm giảm đau lưng này cần được thực hiện đúng theo các bước sau: 

  • Nằm trong tư thế ngửa người và hơi lăn nhẹ sang một bên. 
  • Đầu gối đặt co về phía ngực, đồng thời cong phần thân về phía đầu gối. 
  • Thỉnh thoảng thay đổi bên để tạo sự cân bằng cho mỗi bên của cơ thể. 

Tư thế nằm sấp kê gối giữa bụng giảm đau lưng

Hiện nay, nhiều người cho rằng, nằm sấp là một tư thế không tốt cho sức khỏe. Nó đặc biệt có hại cho cột sống, khiến bạn cảm thấy khó thở và thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng. 

Hơn nữa, nằm sấp còn khiến nhiều người bị đau và cứng cổ do giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Tuy nhiên, thực tế đây là một cách nằm giúp giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh xương khớp khác tương đối hiệu quả. 

giam-dau-lung-bang-tu-the-nam-sap-ke-goi-giua-bung

Giảm đau lưng bằng tư thế nằm sấp kê gối giữa bụng 

Để tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn khi nằm sấp, người bị đau lưng nên thực hiện các bước sau đây: 

  • Nằm sấp kết hợp với kê một chiếc gối nhỏ ở giữa bụng, giúp giảm áp lực cho vùng thắt lưng và xương chậu. 
  • Cố gắng giữ đầu thẳng nhằm giảm áp lực lên vùng cổ. 
  • Không nằm sấp quá cao so với gối đầu. Tốt nhất nên chọn loại gối kê mỏng để tránh lưng bị cong mất tự nhiên, gây ra tình trạng nhức mỏi sau khi ngồi dậy.

>> Xem thêm: Bệnh thoái hóa cột sống và những điều cần biết

Tư thế nằm sấp kê gối dưới đầu gối giảm đau lưng

Nằm ngửa là một trong những tư thế nằm giảm đau lưng phổ biến nhất. Tư thế nằm ngửa cũng rất phù hợp cho những người bị đau lưng, giúp giữ cho phần cổ và lưng ở thế tự nhiên, đồng thời đảm bảo được lượng máu lưu thông lên não. 

Tư thế nằm ngừa có thể giúp làm dịu cơn đau thắt lưng, nhưng sẽ đạt được hiệu quả hơn nếu bạn kê thêm một chiếc gối dưới đầu gối. Khi sử dụng thêm gối dưới đầu gối, vùng lưng sẽ duy trì được đường cong tự nhiên, đồng thời giúp phân bổ trọng lượng cơ thể đều hơn và giảm sự căng thẳng lên cột sống thắt lưng. 

Khi thực hiện tư thế nằm giảm đau lưng này, người bệnh cần chú ý một số điều sau: 

  • Đặt cơ thể ở tư thế ngửa thoải mái. 
  • Kê một chiếc gối ở bên dưới đầu gối, giúp cơ thể có điểm tựa. 
  • Đặt dưới lưng một chiếc khăn nhỏ được cuộn lại để hỗ trợ thêm cho phần cột sống. 

cach-nam-giam-dau-lung-voi-tu-the-nam-ngua-ke-goi-duoi-dau-goi

Cách nằm giảm đau lưng với tư thế nằm ngửa kê gối dưới đầu gối 

Tư thế nằm ngửa ngả cột sống về sau giúp giảm đau lưng

Một trong những tư thế nằm giảm đau lưng hiệu quả khác là nằm ngửa ngả lưng. Nằm ngửa ở tư thế ngả lưng giúp xoa dịu cơn đau lưng do thoái hoá đốt sống lưng, đồng thời làm giảm áp lực lên cột sống. 

Khi thực hiện tư thế nằm này, người bị đau lưng nên sử dụng một chiếc ghế tựa hoặc giường có thể điều chỉnh. Bệnh nhân nên nằm tựa đầu lên ghế hoặc thành giường và điều chỉnh phần lưng sao cho cảm thấy thoải mái nhất.

>> Xem thêm: Bị đau lưng quá phải làm sao? Đừng lo – Hãy làm ngay 6 điều này!

Tư thế nằm ảnh hưởng đến đau lưng như thế nào? 

Theo các chuyên gia, tư thế nằm có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ, khả năng lưu thông máu, cột sống và cơ xương khớp. Chính vì vậy, khi bạn nằm sai tư thế có thể là tiền đề gây ra tình trạng đau lưng. 

nam-sai-tu-the-co-the-dan-den-tinh-trang-dau-lung

Nằm sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng đau lưng 

Ngoài đau lưng, nằm sai tư thế cũng dẫn đến một loạt hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm: 

  1. Cơ quan nội tạng và những bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng lớn. 
  2. Chứng ngưng thở khi ngủ. 
  3. Tình trạng trào ngược axit dạ dày. 
  4. Sang chấn hoặc làm tổn thương các cơ dây chằng, dẫn đến nhức mỏi cổ vai gáy và đau thắt lưng. 
  5. Các bệnh về cột sống như thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm. 

Đệm nằm giúp giảm đau lưng

Ngoài tư thế nằm đúng, người bị đau lưng cũng nên chọn loại đệm nằm phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng của mình hiệu quả hơn. Việc nằm đệm đã cũ hoặc quá mềm có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt lưng của bạn. 

Các chuyên gia khuyên người đau lưng nên chọn loại đệm mút hoạt tính, đệm cao su hoặc hỗn hợp vì chúng giúp làm giảm áp lực và hỗ trợ tốt cho cột sống. Ngoài ra, đệm cũng cần đảm bảo có độ đàn hồi cần thiết, không quá êm vì dễ làm cong cột sống. 

Tuy nhiên, người bị đau lưng cũng không nên chọn loại đệm quá cứng vì dễ khiến cột sống bị căng ra. Khi đau lưng do đau cột sống hoặc các bệnh xương khớp khác, tốt nhất bạn nên sử dụng loại đệm bông ép do nó có tính chất xốp nhẹ, giúp tạo cảm giác mát mẻ, thông thoáng khi nằm và thúc đẩy tuần hoàn máu. 

su-dung-dem-co-do-dan-hoi-phu-hop-nham-ho-tro-giam-dau-lung-hieu-qua

Sử dụng đệm có độ đàn hồi phù hợp nhằm hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đệm cũ đã mất độ đàn hồi hoặc đã sử dụng dưới 10 năm để hỗ trợ tốt nhất cho vùng lưng và giảm cơn đau lưng tái phát. 

Hỗ trợ giảm đau lưng bằng sản phẩm Cốt Thoái Vương 

Bên cạnh việc nằm đúng tư thế, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đau lưng Cốt Thoái Vương để nâng cao hiệu quả. 

Cốt Thoái Vương được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về công dụng hỗ trợ điều trị toàn diện cho những trường hợp bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá cột sống. Hơn nữa, Cốt Thoái Vương cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau và giúp bổ sung các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể. 

Trong sản phẩm Cốt Thoái Vương chứa những thành phần nổi bật sau: 

  • Dầu vẹm xanh (thành phần chính): Có khả năng chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mạn tính, lão hoá, thoái hoá xương khớp, đau lưng và tim mạch. 
  • Nhũ hương: Có tác dụng giảm phù, hoạt huyết hóa ứ, kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng đau lưng và các chứng viêm sưng khác. 
  • Thiên niên kiện: Là loại thảo dược có tác dụng trừ phong thấp và được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc chữa thấp khớp, đau lưng và nhức mỏi xương khớp.
  • Glycin: Là một loại acid amin, có công dụng giảm đau, ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, đồng thời giúp tăng cường năng lượng tế bào đĩa đệm và đốt sống.   
  • Vitamin nhóm B và K2: Vitamin B1, B2 và vitamin K2 có tác dụng giảm đau, giúp hỗ trợ cho sự chắc khỏe của xương khớp. Ngoài ra, những vitamin này cũng giúp làm chậm quá trình lão hoá, tăng cường đưa canxi vào xương và cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

nut-dat-mua.webp

Hiện nay, Cốt Thoái Vương đã được nhiều người dùng tin cậy vì tác dụng vừa giảm đau, cải thiện tốt cho sự chắc khỏe của xương khớp, vừa không gây ra tác dụng phụ. Cốt Thoái Vương cũng đặc biệt phù hợp cho những người bị đau lưng do thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm và gai đĩa đệm, nhất là ở những người cao tuổi. 

ho-tro-giam-dau-lung-nhanh-chong-bang-san-pham-cot-thoai-vuong

Hỗ trợ giảm đau lưng nhanh chóng bằng sản phẩm Cốt Thoái Vương 

Khi sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương, bệnh nhân bị đau lưng nên dùng một đợt từ 3 – 6 tháng, ngày uống 4 – 6 viên và chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn một giờ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nhìn chung, bạn nên lựa chọn tư thế nằm giảm đau lưng phù hợp, đồng thời sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị khác để có thể ngăn ngừa và hạn chế tình trạng đau lưng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với những thay đổi lối sống khác, chẳng hạn như tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh mắc phải căn bệnh đau lưng khó chịu.

>> Xem thêm: Nghiên cứu tác dụng của dầu vẹm xanh với bệnh thoái hóa cột sống

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Link tham khảo:

https://amerisleep.com/blog/best-sleeping-positions-for-lower-back-pain/ 

https://www.spine-health.com/blog/best-sleeping-position-your-back-pain

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/multimedia/sleeping-positions/sls-20076452?s=3