Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường do đĩa đệm đã bị thoái hóa, khởi phát từ chấn thương trong luyện tập thể thao, nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi lâu, ít thay đổi tư thế. Một số ít trường hợp xảy ra khi bị chấn thương cột sống cổ do bị gập, cúi, vặn quá mức, mạnh và đột ngột.

Bệnh hầu hết khởi phát từ từ. Những cơn đau thường diễn biến từng đợt. Tuy nhiên, có khoảng 15% bệnh khởi phát đột ngột sau động tác cúi hoặc ưỡn cột sống cổ quá mức. Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh thường có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ làm giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống tùy theo cử động cổ tay...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể được áp dụng phương pháp điều trị chung là giảm đau và chống viêm, như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và tay. Song việc điều trị theo nguyên nhân vẫn là chủ yếu. Do đó tùy theo tác nhân gây bệnh (loại cứng hay mềm), mức độ gây tổn thương (kích thích hay chèn ép) và tính chất nguy hại của cơ quan hay các thành phần liên quan (tủy sống, động mạch sống hay các rễ thần kinh) để có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu chỉ là kích thích hay chèn ép nhẹ thì điều trị bảo tồn là chủ yếu: giai đoạn đau cấp tính thì phải cho bất động cột sống cổ bằng đai cổ. Sau đó nếu cần thì kéo dãn cột sống cổ kết hợp với đai cổ. Nếu chèn ép nặng vào tủy sống cổ và mạch máu thần kinh thì phải can thiệp phẫu thuật giải phóng bộ phận bị chèn ép càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa.

Song song với đó, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như Cốt Thoái Vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc tây y.

Hiệu quả điều trị Cốt Thoái Vương đã được khẳng định qua các nghiên cứu tại bệnh viện 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đông đảo bệnh nhân tin dùng. Ông Trần Văn Kim, ở Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng – một bệnh nhân đã điều trị Cốt Thoái Vương khỏi bệnh cho biết: “Năm 2004, tôi thấy đau, tê mỏi hai vai và hai cánh tay, rất khó chịu, người uể oải, hay mất ngủ. Chụp cộng hưởng từ, bác sỹ chẩn đoán tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Từ đó, tôi đã phải dùng đai đeo cổ, vật lý trị liệu,… nhưng cơn đau vẫn đeo đẳng. Thấy dược sĩ tư vấn dùng Cốt Thoái Vương, tôi đã mua về dùng. Sau 4 tháng dùng Cốt Thoái Vương, tôi thấy ăn được, ngủ được, người khỏe ra. Khi chưa uống Cốt Thoái Vương, tay tôi mỏi nhừ, bây giờ thì hết rồi. Đặc biệt là tôi không phải dùng đai đeo cổ nữa”.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần thay đổi tư thế làm việc, không nên ngồi lâu trước máy vi tính, không nên có động tác vặn, bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, không nên đội nặng lên đầu và cần tập thể dục, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng Cốt Thoái Vương để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.


Thành Nam