Cột sống thắt lưng là vùng phải chịu tải lớn, có biên độ vận động rất rộng, do đó hiện tượng thoái hóa ở đây xuất hiện sớm và thường nặng hơn các vùng cột sống khác.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có sự kết hợp giữa hai tổn thương của cấu trúc đĩa đệm và của sụn khớp liên mỏm gai sau. Thoái hóa các cấu trúc của đĩa đệm gặp ở 85% số trường hợp đau thắt lưng: khi nhân nhày căng phồng, giảm đàn hồi sẽ gây đau thắt lưng cấp; trường hợp đĩa đệm bị biến dạng, nứt, nhân nhày mất khả năng đàn hồi sẽ gây đau thắt lưng mạn tính, khi lực tác động mạnh có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa của sụn khớp liên mỏm gai sau diễn ra cùng với thoái hóa đĩa đệm, đốt sống, dây chằng, khiến đốt sống không bền vững dẫn đến trượt đốt sống. Các gai xương phát triển, bao khớp phì đại, gây hẹp ống sống. Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng thường có sự kết hợp giữa 2 tổn thương này.
Triệu chứng lâm sàng biểu hiện tùy theo mức độ tổn thương. Đối với cơn đau cấp, thường xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức, đột ngột và trái tư thế, có thể kèm co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sáng. Với cơn đau mạn tính, thường thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau tăng khi vận động nhiều, thay đổi thời tiết, giảm khi nghỉ ngơi, cột sống có thể biến dạng và hạn chế một số động tác.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng giai đoạn cấp bao gồm: nghỉ ngơi tại giường (2-3 ngày), kết hợp kéo giãn cột sống. Các loại thuốc được chỉ định là thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, tuy nhiên nên dùng khi thật cần thiết bởi các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, gan, thận,… Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm, chạy hồng ngoại, kéo giãn cột sống...
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở người cao tuổi.
Đến nay, một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đã cho thấy hiệu quả tốt đối với các bệnh về cột sống, đĩa đệm và được nhiều bác sĩ, bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, điển hình cho dòng sản phẩm này là Cốt Thoái Vương. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đã sử dụng Cốt Thoái Vương hiệu quả. Ông Nguyễn Ngọc Bích (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, sau một đợt đau lưng dữ dội, ông đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị thoái hóa cột sống thắt lưng từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 5. Khi uống hết 10 hộp Cốt Thoái Vương, ông thấy hiệu quả rõ rệt: các cơn đau giảm dần cả về tần suất, mức độ và sau đó hết hẳn.
Để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng, bên cạnh dùng Cốt Thoái Vương thường xuyên, người bệnh cần hiểu biết về tư thế đúng khi lao động nặng (khuân vác, gồng gánh,…) hoặc làm việc trong thời gian dài (ngồi, đứng một tư thế…).
Uy tín của Cốt Thoái Vương đã được khẳng định: 1. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống hoàn thành năm 2009 tại Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Đỗ Thị Phương thực hiện đã cho thấy: Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng như hội chứng cột sống, hội chứng rễ, các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau thần kinh tọa,… và không gây tác dụng phụ. 2. Nghiên cứu tại BV TƯ Quân đội 108 về tác dụng của Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoàn thành năm 2010 do GS.TS Nguyễn Văn Thông thực hiện đã cho thấy: Nhóm dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn so với nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương. |