Theo thời gian, đĩa đệm sẽ bị thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người. Rất nhiều người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm dù không phải mang vác nặng nhọc. Nguyên nhân có thể do chấn thương, cũng có thể do công việc yêu cầu phải ngồi quá nhiều cộng với tư thế ngồi không đúng lâu ngày…
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là đau lưng, đau háng, rồi theo thời gian sẽ lan xuống chân hay rối loạn vận động và cảm giác phần thân dưới... Thoát vị đĩa đệm dễ để lại những biến chứng nặng nề, thậm chí bệnh nhân có thể bị liệt suốt đời. Khi bị đĩa đệm thoát vị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn, thậm chí có thể bị teo cơ các chi.
Ngày nay, ngoài những yếu tố như chấn thương, lao động nặng, tuổi tác thì một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi, lao động trí óc cũng mắc thoát vị đĩa đệm do phải ngồi nhiều, liên tục và ngồi sai tư thế lâu ngày. Điều này khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, dễ thoát vị ra ngoài, chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống thắt lưng, dùng thuốc điều trị nội khoa, điện châm, châm cứu, laser,… Khi có tổn thương quá nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp này đều có những ưu điểm đáng kể, nhưng nhược điểm thì cũng tương đối nhiều trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không có tác dụng phụ đang là hướng được nhiều bệnh nhân quan tâm bởi tính ưu việt của nó, trong đó, tiêu biểu là Cốt Thoái Vương. Sản phẩm này đã được nghiên cứu tại BV TƯ Quân đội 108, Đại học Y Hà Nội đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, Cốt Thoái Vương đã được nhiều bệnh nhân sử dụng hiệu quả. Anh Lưu Đình Hạ (39 tuổi, ở Yên Mỹ-Hưng Yên) cho biết, anh bị thoát vị đĩa đệm do hàng ngày ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, ít đi lại và vận động. Căn bệnh này khiến anh đau lưng dữ dội, dáng đi vẹo vọ, ngồi xuống rồi đứng lên đau nhói tận trong tủy sống, không thể tự leo cầu thang được. Thậm chí, anh Hạ phải xin nghỉ làm 6 tháng để chữa trị mà bệnh không thuyên giảm. Rất may, khi biết đến Cốt Thoái Vương, anh đã mua về uống. Anh Hạ chia sẻ: “Uống chưa hết hộp Cốt Thoái Vương thứ 4, tôi đã thấy đỡ đau khoảng 50%. Uống hết hộp thứ 14, tôi đã hết đau và đi làm trở lại”.
Đối với những người phải ngồi nhiều khi làm việc, để đề phòng thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc uống Cốt Thoái Vương hàng ngày, thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng; tránh việc thay đổi tư thế đột ngột; tránh ngồi một cách gò ép, không nên ngồi rướn ra phía trước, vì như vậy sẽ làm tăng áp lực nội đĩa đệm.
Hà Nguyễn