Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Bệnh rất phổ biến, có tỉ lệ mắc khoảng 30% dân số, thường ở những người từ 30-55 tuổi.

Ngoài nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên (tuổi tác) thì thoát vị đĩa đệm xảy ra phần nhiều do tư thế lao động, tư thế ngồi sai, tập thể dục không đúng cách, mang vác nặng sai cách, gây thoái hóa, trật khớp, chấn thương…

Ảnh: Cần lao động đúng tư thế

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay, giảm cơ lực tay. Các triệu chứng này tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay... Còn khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng: tê, đau, lan dần xuống mông và chi dưới, nặng có thể bị bại liệt; cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho, đại tiện…; ngoài ra, người bệnh có thể bị hạn chế cử động cột sống như: mất khả năng cúi, ưỡn của thắt lưng (không cúi được xuống thấp…).

Về điều trị, ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân cần áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người… Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, dãn cơ hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ và biến chứng đáng ngại.

Khi bị rối loạn vận động trầm trọng hoặc chèn ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật… Tuy nhiên, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm dễ gây biến chứng nguy hiểm, không chỉ ở giai đoạn hậu phẫu như nhiễm trùng, đau nặng hơn, mà có thể gây biến chứng liệt, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser cũng được áp dụng cho nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống…

Hiện nay, sự xuất hiện của một số chế phẩm thiên nhiên cũng mở ra hướng điều trị cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Trong đó, dẫn đầu là Cốt Thoái Vương. Hiện tại, Cốt Thoái Vương được nghiên cứu ở nhiều bệnh viện nổi tiếng như BV Quân y 103-Hà Đông, BV Y học cổ truyền TƯ… Kết quả nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương trên bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống tại BV TƯ Quân đội 108 cho thấy, tỉ lệ giảm đau, cải thiện vận động cột sống thắt lưng đạt kết quả tốt chiếm 63,53%, không có trường hợp nào bị tác dụng phụ.

Bệnh nhân Phạm Thị Mỹ Hạnh trú tại Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống số 5, 6 đã hàng chục năm qua, điều trị bằng nhiều cách nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời. Tuy nhiên, sau khi dùng Cốt Thoái Vương hơn một tháng, các cơn đau trước đây không còn nữa, chị cử động dễ dàng, ăn tốt, ngủ tốt hơn.

Bên cạnh sử dụng Cốt Thoái Vương hàng ngày, để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tránh mang vác quá sức; khi bê vật nặng, nên ngồi xổm rồi từ từ bê lên, chứ không được cúi xuống để nhấc vật lên.

 

Hà Thủy