Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý. Cây ngải cứ có mùi thơm nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe chúng ta, đặc biệt trong đó ngải cứu có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh gai cột sống
Giảm bệnh gai cột sống từ ngải cứu
Bài thuốc đơn giản từ ngải cứu để chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp
Ngải cứu được giã nhuyễn, sau đó đun nóng. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn dùng mảnh vải, gói một nhúm ngải cứu xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, ngải cứu được hâm nóng thường xuyên. Điều trị liên tục trong vài tháng, bệnh gai cột sống sẽ thuyên giảm. Ngoài ra uống ngải cứu cũng rất tốt. Bạn lấy 300g ngải cứu, sau đó rửa sạch, có thể say nhuyễn hoặc giã nát, thêm 2 thìa mật ong, lọc lấy nước uống ngày 2 lần vào sáng và chiều. Uống liên tục từ 1-2 tuần.
Ngải cứu ngoài tác dụng chữa bệnh gai cột sống, còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác
-Ngải cứu giúp an thai: Trứng gà xào ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, cách làm đơn giản và rất tốt cho mẹ bầu. Giúp an thai, bổ máu hỗ trợ hệ tiêu hóa mẹ và bé tốt hơn, giúp hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể thai nhi.
-Giúp điều kinh: Lấy 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước. Uống ngày 2 lần, giúp điều hòa kinh nguyệt,
đau vùng bụng dưới, giảm mệt mỏi trong ngày kinh nguyệt
-Trị mụn nhọt, mẩn ngứa: Rửa sạch lá ngải cứu tươi, giã nát, đắp lên vùng da bị mụn nhọt, mẩn ngứa. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. Dùng liên tục từ 1-2 tuần
Tuy nhiên cần lưu ý ngải cứu tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, nói sàm, thậm chí tê liệt. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn có thể có những ảo giác, hay quên….
Minh Nguyên