Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu cập nhật ngay 6 bước tiếp cận sau đây, thoái hóa cột sống sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Bước 1: Kiểm tra tình trạng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường có triệu chứng điển hình như: thường xuyên đau lưng, lưng vẹo vọ hoặc bị còng xuống, dáng đi không bình thường cảm giác khó chịu gây bức bối trong cơ thể, nhiều khi đau cả sang vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại được. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị thoái hóa cột sống, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để khám và thông qua việc kiểm tra bằng chụp x-quang hay chụp cộng hưởng từ MRI để biết chính xác tình trạng bệnh.

Bước 2: Kiểm soát thoái hóa cột sống thông qua giảm cân, tập thể dục

Ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần thực hiện ngay việc thay đổi lối sống bằng cách: thực hiện chế độ ăn khoa học giúp duy trì cân nặng ở giới hạn cho phép, kết hợp duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày như đi bộ, bơi lội... Bước tiếp cận này có thể giúp tăng cường cơ bắp, duy trì độ linh hoạt cho các khớp.

 chay bo giup kiem soat thoai hoa cot song

Kiểm soát thoái hóa cột sống thông qua giảm cân, tập thể dục

Bước 3: Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, cùng với tập thể dục đều đặn mỗi ngày, người bệnh thoái hóa cột sống nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong những sản phẩm được các chuyên gia cơ xương khớp đánh giá cao, được thực hiện các nghiên cứu lâm sàng và hàng nghìn người tin tưởng sử dụng lâu dài chính là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương.

Với thành phần chính là dầu vẹm xanh kêt hợp các thành phần thiên nhiên và khoáng chất khác như nhũ hương, thiên niên kiện, vitamin B, vitamin K... giúp giảm đau, chống viêm và tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp, nên rất phù hợp cho bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa...

Bước 4: Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị mà người thoái hóa cột sống nên cân nhắc áp dụng. Bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu để được tư vấn các bài tập phù hợp với mình. Thực tế cho thấy,vật lý trị liệu giúp giảm đau, sưng, cải thiện khả năng vận động của khớp, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bước 5: Sử dụng thuốc tây khi cần thiết

Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải điều trị bằng thuốc tây. Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc các thuốc chống viêm không steroid có thể giúp giảm bớt các triệu chứng sưng đau, tê buốt. Tuy nhiên, điều trị các loại thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như loét dạ dày tá tràng, gây độc cho gan và thận. Vì vậy không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự kê đơn, hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Bước 6: Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định vào giai đoạn muộn của bệnh, khi tổn thương nặng gây teo cơ, biến dạng khớp. Đây là phương pháp khá tốn kém, thời gian phục hồi thường kéo dài. Hơn nữa, người bệnh luôn có nguy cơ tai biến khi phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cũng như vẫn có tỷ lệ rất cao bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật.

Hiện nay, với những tiến bộ không ngừng của y học, đã có nhiều phương pháp để giúp kiểm soát thoái hóa cột sống hiệu quả mặc dù vẫn chưa có 1 phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên theo các chuyên gia cơ xương khớp, người bệnh thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với bệnh nếu phát hiện sớm, nắm vững 6 bước tiếp cận trên. Hãy điều trị dự phòng và hỗ trợ bằng sản phẩm thảo dược Cốt Thoái Vương sẽ ngăn ngừa được những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Ngọc Việt