Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị đau như dao đâm vào lưng như thế nào là câu hỏi đang được rất nhiều độc giả quan tâm. Bởi tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này và chưa tìm được lời giải đáp thì đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm

Đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 bộ phận sau:

- Bao xơ gồm các vòng collagen ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip, ôm lấy phần nhân nhầy bên trong, đàn hồi tốt. Lớp ngoài của bao xơ bám lấy màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống. Lớp trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng. Chức năng của bao xơ là bảo vệ nhân nhầy bên trong, giảm xóc, giúp cột sống uyển chuyển, dẻo dai.

- Nhân nhầy nằm ở bên trong bao xơ chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên, đóng vai trò điểm tựa, giảm xóc và trao đổi dinh dưỡng.

- Tấm sụn tận cùng được cấu thành từ collagen, canxi, nước, proteoglycans, nằm giữa mâm sụn thân đốt sống và lớp ngoài của bao xơ, có chức năng bảo vệ sụn cũng như xương đốt sống khỏi bị nhân nhầy chèn ép và giữ cho đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.

Chức năng của đĩa đệm

- Nối các đốt sống lại với nhau: Cùng với sự trợ giúp của dây chằng, gân cơ, đĩa đệm sẽ giúp nối các đốt sống lại với nhau thành một kết cấu chắc chắn, linh hoạt, dẻo dai.

- Giảm xóc, bảo vệ đốt sống không bị tổn thương khi vận động: Khi cơ thể vận động, các đốt sống sẽ bị nén, xoắn, tác động nhưng chúng không bị tổn thương là nhờ vào khả năng phân tán và chịu lực của đĩa đệm.

- Hỗ trợ trao đổi chất: Đĩa đệm không trao đổi chất bằng mạch máu mà nhờ sự khuếch tán chất dinh dưỡng thông qua các màng của vòng sợi.

Đĩa đệm khỏe mạnh là “điểm mấu chốt” giúp cho cấu trúc của toàn bộ cột sống khỏe mạnh, vững vàng.

 cau-tao-cua-dia-dem

Cấu tạo của đĩa đệm

>>> XEM THÊM: Tập yoga trị đau lưng được không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được mô tả là tình trạng bao xơ của đĩa đệm bị vỡ, thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau, tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân. Các nhân nhầy của đĩa đệm khi thoát ra ngoài cũng gây kích ứng dây thần kinh và làm tình trạng đau trầm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ, lồng ngực hoặc thắt lưng. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm mà cơn đau sẽ xuất hiện ở các vị trí tương ứng: Nếu thoát vị xảy ra ở cổ, thường gặp ở vị trí C4, C5, C6, cơn đau lan tỏa vào vai và cánh tay. Nếu nó xảy ra ở lưng dưới, thường gặp là L4, L5, S1, cơn đau có thể lan tỏa xuống hông và chân.

 benh-thoat-vi-dia-dem-la-gi

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

tu-van

>>> XEM THÊM: Bị đau lưng nên làm gì để nhanh khỏi?

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Mối liên quan mật thiết giữa đốt sống, đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh gây ra hàng loạt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm như:

- Đau nhói lưng: Cơn đau xuất hiện ở các vị trí bị thoát vị, ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ. Đặc điểm của cơn đau có thể như kim châm, nặng hơn là như dao đâm vào lưng. Triệu chứng đau thường xuất hiện khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.

- Vận động, đi lại khó khăn: Ngay cả các động tác cúi, vươn, nghiêng người cũng trở nên vô cùng khó khăn. Khả năng vận động bị hạn chế đáng kể, người mắc không gập lưng được quá 110 độ, nghiêng < 20 độ và xoay < 24 độ.

- Đau lan xuống hông, đùi, bàn chân: Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh sẽ gây ra triệu chứng đau lưng lan xuống hông, đùi rồi kéo xuống bàn chân. Người mắc còn có biểu hiện bị rối loạn cảm giác, nóng lạnh thất thường tại các vùng da ở lưng, đùi, hông, chân và bàn chân, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, teo cơ,…

- Tổn thương rễ thần kinh: Khi ấn vào thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to, hắt hơi thấy đau cột sống,…

Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Sút cân, ăn kém, mất ngủ, tiểu không tự chủ,…

>>> XEM THÊM: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

- Chấn thương: Thay đổi tư thế đột ngột, ngã, tai nạn, chơi thể thao,... đều có thể khiến cho đĩa đệm tổn thương và bị thoát vị.

- Tuổi: Tuổi càng cao thì khả năng đàn hồi của bao xơ càng kém, vai trò tổng hợp mucopolysaccharide và collagen của đĩa đệm càng giảm, khả năng tự tái tạo của tế bào mâm sụn cũng giảm. Lúc này, nếu cột sống vẫn phải chịu trọng tải lớn hoặc bị tác động mạnh sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. 

- Tính chất nghề nghiệp: Những người phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi nhiều, lao động nặng nhọc, thường xuyên bê vác vật nặng,... cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có thể do một số nguyên nhân khác như: Di truyền, chế độ ăn uống, mang thai, béo phì,…

 nguoi-lao-dong-nang-nhoc-de-bi-thoat-vi-dia-dem

Người lao động nặng nhọc dễ bị thoát vị đĩa đệm

>>> XEM THÊM: Đau 1 bên lưng phải là triệu chứng của bệnh gì?

Cách điều trị đau như dao đâm vào lưng như thế nào?

Đau như dao đâm vào lưng thực chất là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khi ở giai đoạn nặng. Vì vậy, để điều trị triệu chứng này hiệu quả, chúng ta cần chữa nguyên nhân gốc rễ đó là bệnh thoát vị đĩa đệm. Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay chủ yếu là:

Theo tây y

- Dùng thuốc: Các thuốc thường dùng là kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, vitamin,… Tuy nhiên, không nên lạm dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

- Liệu pháp hiện đại: Cấy chỉ, diện chẩn, laser, sóng cao tần radio,… là những thủ thuật giúp người mắc cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhưng chỉ trong một thời gian nhất định.

- Phẫu thuật: Áp dụng khi thoát vị có chèn ép nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo đông y

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mạn tính. Khi đĩa đệm đã bị tổn thương, việc hồi phục lại như ban đầu là điều không thể, bởi vậy, người mắc cần xác định tinh thần “sống chung với lũ”. Thế nhưng, việc dùng thuốc tây y để giảm đau lại có nhiều tác dụng phụ nên nhiều người lựa chọn sử dụng các bài thuốc đông y vừa giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện tình trạng bệnh mà lại an toàn.

Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp: Thoát vị đĩa đệm cột sống làm chân tê bì phải làm sao?

>>> XEM THÊM: Bị đau cột sống khám ở đâu hiệu quả, nhanh chóng?

Cốt Thoái Vương – Giải pháp cải thiện, giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm nhiều người tin dùng

Thấu hiểu được những điểm bất cập trong phòng ngừa và cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp, cột sống trên toàn thế giới đã không ngừng tìm kiếm những dược liệu quý từ thiên nhiên để giúp khắc phục triệu chứng bệnh hiệu quả. Trong các loại dược liệu thiên nhiên tốt cho sức khỏe hệ xương khớp thì dầu vẹm xanh được đánh giá cao hơn cả. Đây là loại dược liệu quý có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, giảm sưng đau khớp, phục hồi khả năng vận động và góp phần duy trì độ dẻo dai của xương khớp. Đặc biệt, khi dầu vẹm xanh được kết hợp cùng các dược liệu khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương,… và bào chế dưới dạng viên nén mang tên Cốt Thoái Vương thì tác dụng càng được hoàn thiện hơn. Sản phẩm Cốt Thoái Vương đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp giảm đau lưng như kim châm do thoát vị đĩa đệm, cải thiện vận động mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe. Do đó, người mắc có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.

 thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-an-toan-hieu-qua

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả

mua-ngay

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bởi vậy, nắm vững về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị sẽ giúp khắc phục triệu chứng an toàn, hiệu quả. Đừng quên sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương ngay từ hôm nay để xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Nam Anh 

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Xuất hiện hơn 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Nếu ai từng bị thoái hóa cột sống, phồng đĩa đệm, chắc khó mà chịu đựng được những cơn đau lưng và bất tiện do vấn đề xương khớp này gây ra. Ông Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1961, trú tại số nhà 15, ngách 112, đường Ỷ La, tổ dân phố Trung Kiên, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng từng bị chứng đau lưng hành hạ. Những cơn đau khiến ông cảm giác như có con dao chọc vào xương thịt, đau buốt. Khổ sở là thế, nhưng thật may mắn, ông đã vượt qua sau 3 tháng.

* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người 

>>> XEM THÊM: Chia sẻ cách cải thiện tình trạng đau lưng của người khác TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Bị đau lưng uống Cốt Thoái Vương có tốt không? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Thông tư vấn:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn phương pháp cải thiện đau lưng TẠI ĐÂY

Nếu còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.