Hiện nay, nhiều người mách nhau sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng giúp giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Điều này có thực sự đúng? Có nên sử dụng các phương pháp này để điều trị thoái hóa đốt sống lưng không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng được không?
Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng là phương pháp đã được ứng dụng từ lâu trong y học cổ truyền, sử dụng lực của đôi tay kích thích trực tiếp lên thần kinh, mạch máu từ bên ngoài da thịt. Việc này giúp cho hệ thần kinh được thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu, khả năng vận động và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của cơ thể.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sai tư thế trong lao động,... Khi các đốt sống đã bị thoái hóa thì việc khắc phục để trở lại như trước kia là điều không thể. Bởi vậy, các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng chủ yếu là giảm đau, bổ sung dưỡng chất cho cột sống và làm chậm quá trình thoái hóa. Và phương pháp xoa bóp, bấm huyệt là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, giúp giảm đau khá hiệu quả, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau lưng do thoái hóa đốt sống lưng có thể sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm các cơn đau, hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau có nhiều tác dụng không mong muốn.
Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng được không?
>>> XEM THÊM: Các biện pháp cải thiện vận động cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên tắc xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng cần nhớ
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Xác định đúng vị trí huyệt: Dùng đầu ngón tay day nhẹ nhàng để tìm đúng huyệt rồi ấn vào, duy trì trong khoảng 20 giây.
- Tư thế của người bệnh: Trong lúc bấm huyệt người bệnh cần nằm úp và có thể quay đầu sang phải, trái để tránh mỏi.
- Kiểm tra vùng huyệt: Việc này rất quan trọng, bởi nó sẽ quyết định việc bạn lựa chọn tiến hành bấm huyệt luôn hay cần phải xoa bóp trước. Nếu phần cơ của các huyệt bị cứng thì cần tiến hành bấm huyệt luôn, còn nếu không bị cứng thì có thể dùng biện pháp xoa bóp cũng có thể làm giảm tình trạng đau lưng hiệu quả.
- Không tự bấm huyệt khi bị bệnh về tim và huyết áp.
- Không nên dùng các chất, đồ uống kích thích trước khi bấm huyệt.
- Không bấm huyệt khi ăn no hoặc đang đói sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Không bấm huyệt khi đang bị chấn thương.
>>> XEM THÊM: Cần làm gì khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng?
Các huyệt thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Cơ thể chúng ta có tới hơn 300 huyệt đạo lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào từng vị trí đau, mắc bệnh mà chúng ta sẽ lựa chọn sử dụng những huyệt đạo phù hợp. Các huyệt đạo chữa thoái hóa cột sống lưng bao gồm:
Các huyệt vùng lưng:
- Huyệt Đại chùy: Vị trí của huyệt này là điểm giữa đốt sống ngực 1 và đốt sống cổ 7.
- Huyệt Trường cường: Vị trí huyệt ở đầu chóp của xương cụt, chỗ lõm sau hậu môn. Huyệt ở phía trước đầu xương cụt 0,3 thốn.
- Huyệt Thận du: Vị trí là điểm giữa đốt sống lưng số II và III, ngay dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng II, dóng sang ngang 1,5 thốn.
- Huyệt Chí thất: Dóng chếch từ huyệt Thận du sang ngang 1,5 thốn.
- Huyệt Bát liêu: Từ huyệt Đại trường du (nằm ở giữa liên đốt sống lưng số IV-V ngang ra 1,5 thốn), dóng xuống 2 thốn là huyệt Tiểu trường du. Điểm nằm giữa Tiểu trường du và cột sống là huyệt Thượng liêu (tương ứng với lỗ cùng thứ nhất). Ứng với lỗ cùng thứ hai, ba và bốn lần lượt là huyệt Thứ liêu, Trung liêu và Hạ liêu.
Để biết được các huyệt kể trên có vị trí ở đâu, mời bạn xem ảnh minh họa dưới đây:
Sơ đồ huyệt đạo vùng lưng
Các huyệt ở chân
- Huyệt Ủy trung: Vị trí ở ngay chính giữa nếp hằn khoeo chân (phía sau đầu gối).
- Huyệt Thừa sơn: Vị trí nằm trên đường nối giữa huyệt Ủy trung và gót chân, dưới huyệt Ủy trung 8 thốn, ở ngay chỗ lõm giữa hai khe cơ sinh đôi trong và ngoài.
- Huyệt Côn lôn: Vị trí xác định là từ mắt cá ngoài xương chày đo sang ngang về phía sau 1/2 thốn.
* Thốn là đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể mỗi con người. Đơn vị này thường được sử dụng trong y học cổ truyền Phương Đông, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp. Cách tính là: Co ngón giữa bàn tay (trai tay trái, gái tay phải), độ dài 1 của đốt giữa ngón tay là 1 thốn. Hoặc khép khít các ngón của bàn tay lại, bề rộng của 4 ngón tay (trừ ngón cái) chính bằng 3 thốn.
>>> XEM THÊM: 3 lời khuyên ngăn ngừa đau lưng do thoái hóa cột sống
Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau lưng do thoái hóa đốt sống lưng
Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng khá hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe, nếu bạn hiểu và áp dụng bấm huyệt đúng cách. Dưới đây là cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau lưng hiệu quả:
Xoa bóp và thư giãn vùng lưng
Để giảm tình trạng đau lưng hiệu quả và tìm kiếm huyệt đạo dễ dàng hơn, bạn nên phối hợp với các thao tác xoa bóp và thư giãn sau đây:
- Xoa hai lòng bàn tay vào với nhau từ chậm đến nhanh dần đến khi hai lòng bàn tay cảm thấy nóng lên.
- Làm ấm toàn bộ vùng lưng bằng cách xoa lòng bàn tay lên vùng lưng bị đau nhức.
- Dùng cổ tay hoặc phần giáp ngón út ấn nhẹ nhàng lên vùng da cảm thấy đau mỏi và day tròn theo chiều kim đồng hồ 3 lần rồi làm ngược lại 3 lần.
- Nắm tay, đấm nhẹ nhàng từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường. Nên tăng lực đấm lên một chút khi đi vào vùng đau mỏi. Nếu có cảm giác muốn ho, hãy ho để thải độc khí trong cơ thể.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: Người thực hiện cầm 2 cổ tay của người bệnh kéo nhẹ và từ từ về phía sau, rồi từ từ nhả ra để cơ thể trở về tư thế cũ.
- Nắm véo phần cơ của hai bên cột sống thắt lưng, nhất là vùng có huyệt Á thị (huyệt nằm ở trung tâm vùng đau nhức). Dùng tay vê đi vê lại vùng da thịt vừa véo lên, làm nhẹ nhàng để tránh tạo cơn đau và tổn thương da.
– Day ấn các huyệt đã nói ở trên mỗi huyệt khoảng 20 giây để tăng hiệu quả của việc xoa bóp.
- Làm ấm lưng bằng cách xoa bóp toàn bộ vùng lưng.
Bấm huyệt ở lưng
Sử dụng các huyệt ở vùng lưng như: Thượng liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Bát liêu,… Các huyệt này không chỉ hạn chế những cơn đau lưng mà còn giúp giảm đau do co thắt dây chằng và nhiều bệnh lý khác.
Cách thực hiện:
Sử dụng hai ngón tay của mỗi bên tạo thành một đường thẳng. Dùng lực tại các đầu ngón tay bấm vào các huyệt này với lực vừa phải. Đồng thời day ấn trong khoảng 2 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bấm các huyệt khác như: Thận du, Mệnh môn, Đốc du,… Bằng cách sử dụng lực ở ngón cái và ngón trỏ, những huyệt đạo này cũng sẽ giúp cho cơn đau lưng giảm đi nhanh chóng. Thực hiện thường xuyên, không chỉ lưng, mà nhiều bộ phận khác cũng khỏe mạnh lên trông thấy.
Huyệt đạo giảm đau lưng
Bấm huyệt chữa đau lưng ở chân
Cách thực hiện:
- Xoa bóp và làm ấm lòng bàn chân, bóp nhẹ nhàng dọc hai cạnh bàn chân.
- Bóp day các đầu ngón chân đến mắt cá chân.
- Day các huyệt ở lòng bàn chân, mắt cá chân và cổ chân để máu được lưu thông tốt hơn và hạn chế những cơn đau.
- Day ấn các huyệt Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn trong khoảng 15 giây mỗi huyệt.
Bấm các huyệt này hàng ngày, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái hơn ở phần lưng mà ngay cả khí huyết bị tắc nghẽn, chân tay ê mỏi cũng sẽ không còn nữa.
Huyệt đạo giảm đau lưng ở chân
>>> XEM THÊM: Chữa thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi liệu có khó?
Cốt Thoái Vương – Chìa khóa “vàng” giúp cải thiện đau lưng do thoái hóa đốt sống lưng đơn giản, hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt có thể chữa đau lưng do thoái hóa đốt sống lưng tuy có hiệu quả nhưng thường chỉ với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Hơn nữa việc xác định đúng vị trí huyệt và cách xoa bóp đúng không phải ai cũng làm được và cũng chỉ giúp giảm đau chứ không giúp xương chắc khỏe hơn. Bởi vậy, để giúp người mắc thoái hóa đốt sống lưng lựa chọn được biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như thiên niên kiện, nhũ hương,... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm, cùng các vitamin B (B1, B2), vitamin K2 giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. MSM (Methylsulfonylmethane) có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương
Xuất hiện hơn 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Chị Nguyễn Thị Thiện, sinh năm 1967 tại số nhà 14H, thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn rễ thần kinh nên đau lưng kinh khủng, tê buốt chạy dọc từ mông xuống chân đến nỗi đứng không đứng được, đi không đi được, lưng cong như con tôm. Nhưng thật là may mắn sau 3 tháng sử dụng Cốt Thoái Vương đã có thể đi lại bình thường, không còn đau lưng.
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của người khác về phương pháp cải thiện đau lưng TẠI ĐÂY
* Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia
Bị thoái hóa cột sống lưng dùng Cốt Thoái Vương có hiệu quả không? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn phương pháp cải thiện đau lưng TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
Nam Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.