Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp phổ biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, bệnh đang có dấu hiệu gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Vậy cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giải phẫu cột sống
Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, vận động và bảo vệ tủy gai. Cột sống mỗi người gồm có 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau:
- 24 đốt sống trên rời nhau: gồm 7 đốt sống cổ (C1 đến C7), 12 đốt sống lưng (D1 đến D12) và 5 đốt thắt lưng (L1 đến L5)
- Xương cùng gồm 5 đốt sống cùng dính nhau (S1 đến S5)
- Xương cụt do 4 - 6 đốt sống cuối cùng dính nhau tạo thành.
Nhìn từ trước ra sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.
Cấu tạo chung của đốt sống
Mỗi đốt sống gồm 4 phần:
- Thân đốt sống: Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới tiếp xúc với đĩa gian đốt sống, nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể.
- Cung đốt sống: Ở phía sau thân và cùng với thân tạo thành lỗ đốt sống bao gồm 2 phần là 2 mảnh cung đốt sống ở sau và 2 cuống cung đốt sống nối hai mảnh với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới, các khuyết này cùng với khuyết của các đốt lân cận tạo nên lỗ gian đốt sống khi hai đốt sống chồng lên nhau, để dây thần kinh gai sống chui qua.
- Các mỏm xuất phát từ cung đốt sống bao gồm mỏm gai (sờ được dưới da), mỏm ngang và mỏm khớp.
- Lỗ đốt sống: Do thân và cung đốt sống tạo nên. Khi các đốt sống chồng lên nhau, các lỗ đốt sống sẽ tạo nên ống sống, chứa đựng tủy gai.
Cấu tạo của đốt sống
>>> XEM THÊM: Lời khuyên về chế độ ăn với bệnh thoái hóa cột sống TẠI ĐÂY
Thoái hóa đốt sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa đốt sống lưng hay còn gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng là những biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau. Không phải cứ chỗ nào có đốt sống thì cũng đều có thể bị thoái hóa, mà chỉ những vùng có đĩa đệm (cổ, thắt lưng) mới xảy ra hiện tượng thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương từ dưới thắt lưng xuống dính thành khối, không có đĩa đệm và xương cụt sẽ không gặp phải tình trạng này. Thoái hóa đốt sống lưng xảy ra nhiều ở các đốt L4 – L5, L5 – S1 vì đây là vùng thường chịu áp lực nhiều hơn các vùng khác của cột sống. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
>>> XEM THÊM: Tại sao bệnh thoát vị đĩa đệm lại dẫn tới liệt TẠI ĐÂY
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng là gì?
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống thắt lưng được cho là do rất nhiều yếu tố kết hợp bao gồm:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Tuổi càng cao cột sống càng dễ bị thoái hóa, loãng xương, bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều hơn.
- Thiếu dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin, vi lượng,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa đốt sống thắt lưng do cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Lao động sai tư thế, hoạt động quá sức: Ngồi lâu, ngồi nhiều một chỗ, công việc thường xuyên phải khuân vác nặng trên vai, thể dục thể thao sai tư thế, quá sức,... cũng làm lệch cấu trúc bình thường của cột sống, thúc đẩy sự tổn thương nhanh ở sụn và xương dưới sụn lâu ngày cũng dẫn tới thoái hóa đốt sống thắt lưng.
Là một trường hợp bị thoái hóa đốt sống thắt lưng do làm công việc đồng áng nặng nhọc nên cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Thường (SN 1965, trú tại thôn Lộng Khê, xã Đại Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương – SĐT: 0394.559.756 bắt đầu bị đau cột sống. Lúc đầu ông tưởng đó chỉ là những cơn đau nhức thông thường, chỉ cần xoa bóp, bấm huyệt là đỡ. Nhưng không, mặc dù làm đủ mọi cách từ xoa bóp, bấm huyệt đến châm cứu mà tình trạng vẫn không thuyên giảm. Ông chia sẻ: “Do làm công việc đồng áng nặng nhọc nên cách đây ba năm, tôi bị đau nhức xương khớp, nhất là phần cột sống. ”
Phiếu chẩn đoán bệnh cột sống của ông Thường
>>> XEM THÊM: Chữa thoái hóa cột sống ở người trẻ có khó không TẠI ĐÂY
Triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng là gì?
Những người bị thoái hoá đốt sống lưng sẽ gặp phải những cơn đau âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng có những cơn đau dữ dội kéo dài nhiều ngày. Tuỳ vào mức độ bệnh mà các triệu chứng thoái hoá đốt sống thắt lưng ở mỗi người có thể khác nhau nhưng thường gặp nhất là các biểu hiện sau:
- Đau tại điểm thoái hóa: Cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được
- Đau vùng lưng dưới, đau buốt lan xuống mông, đùi, bàn chân.
- Biến dạng cột sống: Mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, lệch thân đốt và xuất hiện các gai xương.
- Hạn chế vận động, người bệnh có biểu hiện đi, đứng vẹo về một bên, khó khăn khi di chuyển, mất cân bằng.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Không ý thức và kiểm soát được hành động đi ngoài của mình.
- Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.
Ông Thường nói: “Thời gian đầu, tôi cảm thấy những cơn đau liên tục từ thắt lưng lan xuống hông và chân. Kèm theo đó là tê bì chân. Nghĩ rằng chỉ là đau nhức thông thường do lao động nên tôi chỉ đi bấm huyệt, nhưng vẫn không đỡ.”
Đau lưng lan xuống chân là biểu hiện của thoái hóa đốt sống lưng
>>> XEM THÊM: Thoái hóa cột sống thắt lưng cần bổ sung canxi như thế nào TẠI ĐÂY
Cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng?
Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, mức độ bệnh thoái hóa cột sống mà lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Về cơ bản, có 2 phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng:
Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc: Giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX2 như celecoxid, etoricoxib....; Thuốc giãn cơ; chống thoái hóa khớp tác dụng chậm; Uống hoặc tiêm thuốc chống viêm giảm đau corticoid.
- Không dùng thuốc: Kéo giãn cột sống, nắn xương cột sống, xoa bóp, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp nhằm giảm triệu chứng đau kết hợp với các sản phẩm từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng vẫn có nguy cơ tái phát sau phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật khá cao.
Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm giàu canxi, vitamin D, các khoáng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe cho xương khớp.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Tăng cường các bài tập thể dục nhẹ như đi bộ, chạy bộ, yoga,… để tăng độ chắc khỏe và dẻo dai của xương khớp.
- Nên đi ngủ sớm sau một ngày làm việc vất vả để cột sống có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng như thế nào?
>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về thoái hóa cột sống TẠI ĐÂY
Cốt Thoái Vương – Giải pháp mới từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng hiệu quả, an toàn
Phần vì sợ những di chứng sau mổ, phần vì có người quen mách nếu vẫn đi được 100m thì không nên phẫu thuật nên ông Thường chỉ dùng thuốc theo đơn bác sĩ, nhưng uống cả tháng vẫn không thấy đỡ.
Tình cờ một lần nằm nghỉ nghe đài thấy nói đến sản phẩm Cốt Thoái Vương, qua tìm hiểu ông biết thành phần sản phẩm này gồm có rất nhiều thảo dược quý như: Dầu vẹm xanh chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa xương khớp. Kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm; Vitamin B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng đề kháng của cơ thể. Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm nên rất tốt trong các trường hợp thoái hóa đốt sống lưng.
Ông Thường chia sẻ sau khi sử dụng 3 hộp, thấy các cơn đau giảm đáng kể, ông cảm thấy rất vui mừng và tiếp tục mua thêm 7 hộp về uống thì thấy đi lại và làm việc bình thường. Ông chia sẻ: “ Vụ chiêm vừa rồi tôi cũng đã đi làm trở lại, chạy xe máy bình thường chứ không như lúc bị đau nhức, phải ru rú ở nhà không làm được gì thì bí bách lắm! Trước đây tôi bị nhức không ngủ được, nhưng giờ thì có thể ngủ được bình thường. Người thân và bạn bè tôi ai cũng mừng vì tôi hồi phục quá nhanh.”
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Anh Nguyễn Văn Mạnh (sinh năm 1966, trú tại số nhà 221 đường Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang - SĐT: 0919.763.726) từng bị thoái hóa cột sống. Nhưng anh đã cải thiện chỉ sau hơn 1 tháng uống Cốt Thoái Vương.
Đánh giá của chuyên gia
Hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống bằng Cốt Thoái Vương có được không? Lắng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn:
Nếu còn thắc mắc về chứng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
Nam Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh