Sự thay đổi trong chế độ ăn uống giúp cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến trình của thoái hóa cột sống, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật nói chung. Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống của bạn để góp một phần quan trọng trong việc cải thiện bệnh và giữ cho cột sống khỏe mạnh.
Lời khuyên về chế độ ăn với bệnh thoái hóa cột sống
Giảm calo để giảm cân
Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và giảm đau. Bạn cần cân bằng lượng thức ăn và đốt cháy năng lượng với các bài tập thể dục.
Khi đi bộ áp lực lên các khớp là 5-6 lần trọng lượng cơ thể, vì vậy chỉ cần giảm một khối lượng nhỏ cân nặng đã có thể tạo ra một sự khác biệt lớn đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống.
Nếu bạn ăn ít calo, điều quan trọng là phải duy trì một sự cân bằng giữa các thực phẩm khác nhau để không bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.
Giảm cân để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
Cắt giảm chất béo
Chất béo có lượng calo gấp hai lần so với cùng một khối lượng tinh bột, hay chất đạm. Thực tế hầu hết mọi người ăn nhiều chất béo hơn họ cần. Ăn ít hơn 30g chất béo mỗi ngày giúp giảm 270 calo bạn nạp vào. Hạn chế chất béo giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên cột sống.
Cắt giảm lượng đường
Đường chỉ chứa calo và không có giá trị dinh dưỡng khác, do đó bạn có thể cắt giảm lượng đường mà không bị mất bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Giảm 30g đường mỗi ngày giúp cắt giảm 120 calo. Bạn có thể sử dụng trái cây khô như nho khô… không giống như đường và chất tạo ngọt nhân tạo, chúng cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể sẽ sản xuất chất gây viêm là cytokine sẽ làm bệnh thoái hóa cột sống nặng hơn. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường thường gây tăng cân, điều đó làm tăng áp lực lên cột sống.
Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng bạn nên ăn ít nhất năm phần trái cây và rau xanh mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể bạn nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng, để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Trái cây, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho xương khớp, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại quá trình lão hóa.
Tăng cường thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa cột sống
Canxi là thành phần quan trọng để duy trì xương chắc khỏe. Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi như sữa, phô mai, sữa chua, ngũ cốc, hải sản…
Magie góp phần vào sự phát triển cấu trúc của xương, cần thiết cho sự tổng hợp DNA, RNA và glutathione, một chất chống oxy hóa. Một số thực phẩm giàu magie như chuối, ngũ cốc, rau lá mầu xanh đậm, các loại đậu…
Bạn có thể bổ sung các khoáng chất này qua thực phẩm ăn hàng ngày. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả và tiện sử dụng, các nhà khoa học đã kết hợp canxi, magie với các thành phần như:
- Dầu vẹm xanh: chiết xuất từ con sò vẹm xanh, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm thoái hóa và ngăn ngừa lão hóa.
- Thiên niên kiện: mạnh gân xương, trừ phong thấp.
- Nhũ hương: kháng viêm, hoạt huyết.
Cùng một số vitamin, glycin bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén có tên Cốt Thoái Vương. Đây là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Một nghiên cứu do GS.TS Nguyễn Văn Thông làm chủ đề tài được thực hiện trên 141 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: một nhóm dùng Cốt Thoái Vương và một nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương. Kết quả cho thấy Cốt Thoái Vương mang lại tác dụng giảm đau, cải thiện vận động rất tốt, không tác dụng phụ. Với mỗi cơ địa khác nhau thì khả năng đáp ứng của cơ thể khác nhau, do đó hiệu quả tác dụng của sản phẩm khác nhau. Bạn có thể xem thông tin về sản phẩm qua video sau:
Thành phần và tác dụng của Cốt Thoái Vương
Để kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống hiệu quả, bạnn cần thực hiện tốt chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời sử dụng Cốt Thoái Vương giúp đi lại, vận động dễ dàng hơn.
Hạnh Nguyên