Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại dẫn đến liệt? Đây là thắc mắc và cũng là nỗi “ám ảnh” của rất nhiều người không may mắc phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có câu trả lời chính xác cho thắc mắc của bạn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân keo bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng, đĩa đệm như một chiếc bánh rán với vỏ ngoài dai và cứng hơn và nhân bên trong mềm hơn, vì một lý do nào đó chiếc bánh rán đó bị trượt ra ngoài hoặc bị rách khiến cho phần nhân bên trong chảy ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống gây đau, tê mỏi tay, chân.
Thoát vị đĩa đệm thường gặp là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng,...
Thoát vị đĩa đệm là gì?
>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm L4 – L5 TẠI ĐÂY
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?
Các triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm thường gặp đó là:
- Đau nhức dọc từ thắt lưng, xuống mông, bắp chân hoặc từ vùng cổ lan sang 2 vai rồi xuống cánh tay, bàn tay.
- Đau cột sống, rễ thần kinh
- Các cơn đau tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1 – 2 tuần.
- Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi người.
- Có cảm giác như kiến bò, tê, ngứa ran, như kim châm ở những vùng đau.
- Cơ bắp yếu khiến bạn vấp ngã, làm giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.
Đau lưng lan xuống chân là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
>>> XEM THÊM: 3 Biến chứng nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có rất nhiều, dưới đây là một số lý do điển hình:
- Sai tư thế trong hoạt động, vận động, lao động, ngồi, mang vác vật nặng sai cách. Ví dụ như thay vì ngồi xuống để bê vật nặng rồi từ từ đứng lên thì nhiều người lại lựa chọn cách đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm.
- Lão hóa: Khi bạn già đi, đĩa đệm cột sống của bạn trở nên kém linh hoạt và dễ bị rách hoặc vỡ hơn.
- Bệnh lý cột sống bẩm sinh, gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh.
- Tuổi: Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách bất cứ lúc nào, chỉ cần một lực tác động mạnh vào cột sống hay hoạt động sai cách sẽ khiến đĩa đệm bị rách, nhân nhày qua chỗ rách ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
- Người béo phì cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường, do cột sống phải gồng lên để gánh một trọng lượng cơ thể lớn.
>>> XEM THÊM: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không TẠI ĐÂY
Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại dẫn đến liệt?
Có rất nhiều các dây thần kinh hội tụ xung quanh cột sống để kết nối với các bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhất là vùng đốt sống cổ. Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy chèn ép lên các rễ thần kinh, rồi chui vào ống sống và làm hẹp ống sống thì sẽ gây ra những cơn đau dữ dội kèm triệu chứng tê buốt, nhức mỏi cho người bệnh. Khi đó, tủy sống bị chèn ép, các dây thần kinh ở cổ thực hiện các nhiệm vụ điều hành các hoạt động của cơ thể bị chèn ép, các cơ bị căng cứng, suy yếu, khó cử động các khớp, lâu dần bị mất khả năng hoạt động, teo cơ, liệt vĩnh viễn.
Tại sao thoát vị đĩa đệm lại dẫn đến liệt?
>>> XEM THÊM: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phòng ngừa liệt do thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Hiện nay, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật khi cần thiết. Tuy nhiên, các thuốc giảm đau lại gây ảnh hưởng đến dạ dày và chi phí phẫu thuật cũng khá cao. Bởi vậy, để phòng ngừa biến chứng liệt do thoát vị đĩa đệm gây ra, điều cần làm trước tiên là chúng ta cần giảm viêm, giảm sưng đau từ đó giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn, ngăn chặn sự cứng khớp. Đồng thời bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp từ đó cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Điển hình cho dòng sản phẩm này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh - chiết xuất từ con sò vẹm xanh có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin, trong đó, omega 3 là chất có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống ôxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp, chính vì vậy, công dụng của dầu vẹm xanh chữa bệnh đau lưng cho hiệu quả rất rõ rệt. Ngoài hàm lượng vitamin, vẹm cũng rất giàu protein, khoáng chất, các enzyme, vitamin là các yếu tố quan trọng với xương khớp. Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy: Dầu vẹm xanh giúp giảm sưng đau, cứng khớp, phục hồi khả năng vận động tốt trên 70%, trong đó, giảm sưng khớp là 93,7% và không gây tác dụng phụ. Ngoài ra trong chế phẩm còn có sự góp mặt của nhiều thảo dược quý khác như nhũ hương, thiên niên kiện cùng vitamin và khoáng chất… giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, cột sống thay thế; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống trong đó có thoát vị đĩa đệm hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ.
Cốt Thoái Vương cải thiện thoát vị đĩa đệm
Xuất hiện nhiều năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Bị thoát vị đĩa đệm L4 - L5 khiến anh Hà Công Long (sinh năm 1971, ở thôn Đồng Chằm, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, SĐT: 0965637074) bị liệt hoàn toàn. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải phụ thuộc vào vợ con khi anh mới chỉ ở độ tuổi 48. Những tưởng đành “sống chung với lũ”, nhưng thật may mắn khi anh tìm ra được một phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả. Lắng nghe chia sẻ của anh Long TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng Cốt Thoái Vương
* Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia
Có thể dùng Cốt Thoái Vương chữa thoát vị đĩa đệm không? Lắng nghe chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về thoát vị đĩa đệm, sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
Nam Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.