Triệu chứng đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng tại cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, đau thần kinh tọa. Người mắc cần điều trị bệnh sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Đau lưng - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cột sống nghiêm trọng
Đau lưng thường gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn hay bị đau lưng hoặc có những cơn đau thắt lưng kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo 10 bệnh lý nghiêm trọng tại cột sống sau đây:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau lưng
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài qua chỗ rách, gây ra các cơn đau đớn âm ỉ khó chịu ở vùng lưng dưới hoặc hông của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột khi người bệnh gặp chấn thương, xoay, trở, gập lưng mạnh, khiêng đồ nặng hoặc có tác động mạnh lên cột sống và làm mài mòn, rách hoặc trượt đĩa đệm ra khỏi vị trí ban đầu. Cơn đau có xu hướng gia tăng khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc vận động quá sức
Đau lưng là biểu hiện thường gặp của thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng
Đau lưng là biểu hiện của thoái hoá cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi do quá trình thoái hoá tự nhiên diễn ra. Nhưng hiện nay, thoái hoá cột sống thắt lưng đang có xu hướng trẻ hoá. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hoá, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau liên tục ở vùng lưng dưới, đặc biệt cơn đau tăng lên mỗi khi vặn mình, cúi người hay nhấc đồ vật nặng.
Gai cột sống gây đau lưng
Trong một số trường hợp, đau lưng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị gai cột sống lưng. Tình trạng này xảy ra khi cột sống hình thành những gai xương, cọ sát vào các phần xương khác hoặc khu vực mềm xung quanh, gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Cơn đau gai đốt sống lưng thường có xu hướng xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu đứng dậy để di chuyển. Trong trường hợp nặng, nó có thể lan xuống dọc theo phần cột sống lưng hoặc hai bên chân.
Gai cột sống là một trong những nguyên nhận phổ biến gây đau lưng
Đau lưng là dấu hiệu cảnh báo đau dây thần kinh tọa
Hay bị đau lưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng đau dây thần kinh tọa. Trong cơ thể con người, dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống xuống dưới hông và tới phía sau của chân. Một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này là đau từ thắt lưng lan xuống hông, mông, cẳng chân, bàn ngón chân. Cơn đau có xu hướng lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có cảm giác đau rát và tê bì, nóng ran ở khu vực bị đau.
Vẹo cột sống lâu ngày gây đau lưng
Tình trạng vẹo cột sống có thể là hậu quả của thoái hoá đĩa đệm, xẹp lún các đốt sống và viêm khớp. Khi bị vẹo cột sống lâu ngày, người bệnh thường có các biểu hiện phổ biến như đau lưng hoặc tê chân.
Đau lưng là triệu chứng của hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng khoảng không gian trong ống sng bị thu hẹp lại, khiến rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép. Đây là bệnh khá phổ biến ở những người có độ tuổi trên 50 và không phân biệt giới tính mắc bệnh.
Bệnh nhân bị hẹp ống sống sẽ có các biểu hiện như mỏi cổ, tê vai, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, cơn đau lan xuống hông và đùi, làm cho khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bị hẹp ống sống lâu ngày không điều trị có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu, thậm chí có nguy cơ bị liệt hai chân.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của hẹp ống sống
Đau lưng là biểu hiện của hội chứng chùm đuôi ngựa (CES)
Hội chứng chùm đuôi ngựa (CES) thường xảy ra khi tập hợp các dây thần kinh nằm ở phần cuối của tủy sống bị chèn ép, gây gián đoạn chức năng vận động của người bệnh.
Một trong những dấu hiệu phổ biến của CES là tình trạng đau lưng nghiêm trọng, kèm mất kiểm soát đại tiểu tiện, thậm chí gây tê liệt vĩnh viễn.
Nhiễm trùng cột sống gây đau lưng
Một nguyên nhân đau lưng khác ít phổ biến hơn là do nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng cột sống có thể dẫn đến viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, hoặc viêm khớp giữa xương chậu và cột sống.
Đau cơ xơ hoá cũng có biểu hiện đau lưng
Đau cơ xơ hóa cũng có thể là nguyên nhân đau lưng khác ít gặp hơn những bệnh kể trên và có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu tới người trung tuổi. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo các triệu chứng đau lưng, rối loạn nhận thức, căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng. Bên cạnh đó, các cơn đau có thể lan ra khắp cơ thể của người bệnh.
Đau lưng là dấu hiệu của bệnh loãng xương
Tình trạng loãng xương có thể khiến xương trở nên giòn, yếu hơn và dễ gãy. Trong giai đoạn đầu, căn bệnh này thường không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên khi xương bị suy yếu trầm trọng có thể làm cho các đốt sống bị xẹp hoặc gãy, gây ra cơn đau lưng dữ dội.
Loãng xương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng
Bị đau lưng cần đi khám khi nào?
Nếu nghi ngờ triệu chứng đau lưng có liên quan đến một tình trạng sức khoẻ khác, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, người bệnh cần lập tức đi khám ngay nếu có các biểu hiện như đau vùng thắt lưng dữ dội, có xu hướng lan xuống những bộ phận khác, gây mất kiểm soát tiểu tiện hoặc tê chân.
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân đau lưng, bao gồm:
- Chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán các vấn đề ở đốt sống, đĩa đệm, gân, mô, dây chằng, dây thần kinh, cơ, xương và mạch máu. Đặc biệt, phương pháp này cũng giúp phát hiện ra tình trạng gãy xương nén (do loãng xương) hoặc khối u xương.
- Chụp X-quang giúp tìm kiếm và phát hiện các dấu hiệu của gãy xương hoặc viêm khớp.
- Điện cơ (EMG) giúp phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
Khám đau lưng khi nghi ngờ liên quan đến bệnh lý khác
Nhìn chung, nếu bạn hay bị đau lưng hoặc cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ, cơn đau lưng có thể diễn tiến trầm trọng hơn, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe người bệnh, bao gồm mất khả năng vận động, tê/ yếu hoặc liệt hai chân, thậm chí tiểu tiện mất kiểm soát.
Bạn cần lưu ý rằng, điều trị càng muộn, quá trình chữa khỏi bệnh càng phức tạp và chi phí càng cao, có thể trở thành gánh nặng cho cả bản thân và gia đình.
Các cách giúp giảm đau lưng hiệu quả
Thực tế, biện pháp giúp giảm đau lưng rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà lựa chọn cách điều trị phù hợp. Nếu bạn hay bị đau lưng và cảm thấy khó chịu vì sự xuất hiện của nó, hãy tham khảo một số cách dưới đây:
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
Để cắt cơn đau lưng nhanh chóng, bạn có thể sử dụng thuốc ibuprofen – một loại thuốc chống viêm không steroid rất phổ biến hiện nay. Do loại thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau nhanh, do đó nhiều bệnh nhân có thói quen lạm dụng hoặc tự ý tăng liều khi không có sự chỉ định của dược sĩ hay bác sĩ.
Thực chất, ibuprofen và các thuốc thuộc nhóm NSAID khác chỉ có tác dụng xoa dịu các triệu chứng đau lưng tạm thời chứ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn, nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, bao gồm tổn thương gan, viêm loét dạ dày, tổn thương thận, xuất huyết đường tiêu hoá hoặc huyết áp cao.
Cắt cơn đau lưng nhanh chóng bằng thuốc NSAIDs nhưng có nhiều tác dụng phụ
Đeo đai lưng kết hợp với nghỉ ngơi
Trong trường hợp cơn đau lưng có biểu hiện nghiêm trọng và vô cùng khó chịu, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Nếu cần đi lại (chẳng hạn như đi vệ sinh) hay ngồi dậy, bạn có thể sử dụng đai hỗ trợ cột sống lưng.
Áp dụng phương pháp chườm nóng và lạnh
Chườm nóng và lạnh là một phương pháp giảm đau lưng hiệu quả ngay tại nhà, phù hợp cho những người có các triệu chứng đau lưng kèm theo tình trạng viêm và sưng. Sau khi chườm lạnh, bệnh nhân đau lưng có thể tiến hành chườm nóng nhằm giúp thư giãn cột sống. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nên thực hiện tối đa 20 phút.
Chườm nóng và lạnh giúp giảm đau lưng hiệu quả
Tránh đi giày cao gót
Việc đi giày có gót cao sẽ làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng và khiến cơn đau lưng trầm trọng hơn. Do đó, đối với phụ nữ hay bị đau lưng nên hạn chế đi giày cao gót quá 3cm, thay vào đó nên chọn những đôi giày đế thấp hoặc giày bệt.
Vận động nhẹ nhàng
Nhiều người thường nghĩ rằng khi bị đau lưng nên nằm nghỉ ngơi và tránh vận động. Tuy nhiên, quan điểm này đi ngược lại với lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Thực tế, việc ngồi hay nằm quá lâu đều có thể gây ảnh hưởng xấu, thậm chí làm cơn đau lưng tiến triển nặng hơn. Do đó, người bị đau lưng vẫn nên dành một khoảng thời gian nhất định để vận động nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức khoẻ của cột sống.
Cho cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi phù hợp
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân đau lưng chỉ đơn giản là do bạn hoạt động quá sức. Những lúc như này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi nhận thấy cơn đau lưng đã thuyên giảm, bạn hãy bắt đầu vận động nhẹ nhàng lại.
Nghỉ ngơi là cách đơn giản để giảm đau lưng
Điều chỉnh tư thế ngủ
Để làm giảm cơn đau lưng, bạn nên đặt thêm một chiếc gối ở dưới chân nhằm giúp thư giãn các cơ lưng. Vị trí đặt gối sẽ tùy thuộc vào tư thế ngủ yêu thích của bạn, cụ thể:
- Tư thế nằm ngửa: Bạn nên đặt gối ở dưới đầu gối chân.
- Tư thế nằm nghiêng: Đặt gối kẹp giữa 2 đầu gối.
- Tư thế nằm sấp: Đặt gối ở dưới khu vực hông và xương chậu.
>> Xem thêm: Top 5 tư thế nằm giảm đau lưng hiệu quả mà bạn cần phải ghi nhớ
Cốt Thoái Vương - Giải pháp giảm đau lưng hiệu quả
Bên cạnh những phương pháp giúp làm giảm cơn đau lưng khó chịu trên, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Cốt Thoái Vương.
Với thành phần chính là dầu vẹm xanh, cùng hàng loạt các loại thảo dược quý giá khác (như nhũ hương, thiên niên kiện, canxi, glycine, vitamin B1, B2, K2, magie và MSM), Cốt Thoái Vương có những công dụng sau đây:
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết và tăng cường sự chắc khỏe cho cột sống, đĩa đệm.
- Hỗ trợ làm giảm đau lưng, kháng viêm, cải thiện khả năng vận động cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa,...
Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả
Cốt Thoái Vương được bào chế dưới dạng viên nén dùng theo đường uống. Khi dùng, người bệnh nên uống cùng một cốc nước có dung tích từ 250 – 300ml. Để đạt được hiệu quả mà sản phẩm mang lại, bạn nên uống trước ăn 30 phút (khi bụng đói) và sử dụng liên tục trong vòng 3 – 6 tháng.
Bên cạnh đó, Cốt Thoái Vương đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả giảm đau lưng nhanh chóng, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện vận động cột sống.
Để nâng cao hiệu quả giảm đau lưng, ngăn chặn tái phát, bạn nên sử dụng Cốt Thoái Vương kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Nhìn chung, triệu chứng đau lưng do bệnh lý cột sống có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như teo cơ, yếu chi, mất khả năng vận động nếu không được điều trị sớm. Bởi vậy nắm rõ nguyên nhân gây đau lưng sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị đúng cách, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Nghiên cứu tác dụng của dầu vẹm xanh với bệnh thoái hóa cột sống
Nguồn tham khảo nước ngoài:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/symptoms-causes/syc-20369906
https://www.healthline.com/health/back-pain#lower-back-diagram
https://utswmed.org/medblog/5-signs-your-back-pain-might-be-emergency/