Gai cột sống là vấn đề về cột sống thường gặp, gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mắc. Để hiểu rõ hơn về gai cột sống cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn thì hãy cùng tìm hiểu thông tin bài viết sau đây.

gai-cot-song-la-benh-ly-xuong-khop-pho-bien-thuong-gap

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến thường gặp

Cấu tạo của cột sống như thế nào?

Cột sống được xem là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các xương trên cột sống phối hợp với dây chằng và đĩa đệm để bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng hoạt động, chuyển hoá, tuần hoàn, bài tiết. Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, bao gồm:

– 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7 ( C: Cervicalis )

– 12 đốt sống lưng từ D1 – D12 ( D : Dozsalis )

– 5 đốt sống thắt lưng từ L1 – L5 ( L :Lombalis )

– 5 đốt sống hông từ S1 – S5 ( S : Sacrilis )

– 4 đốt sống cụt.

Mỗi đốt sống có hình trụ, có mặt trên và mặt dưới, hơi lõm ở giữa và vành xương đặc ở xung quanh. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung, cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống khớp nhau, thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra,…

cot-song-do-33-dot-song-hop-thanh

Cột sống do 33 đốt sống hợp thành

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một dạng bệnh xảy ra khi các khớp và dây chằng bị lão hóa làm xuất hiện gai xương mọc trồi ra phía ngoài.  Gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí, phổ biến hơn cả là ở cột sống cổ và thắt lưng. Bệnh gặp nhiều ở đối tượng trên 60 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hơn 80% những người trên 40 tuổi được xác nhận là đã mắc bệnh dựa trên các nghiên cứu.

Gai cột sống không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các cơn đau thần kinh tọa, đau vùng thắt lưng, cổ, vai gáy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.


gai-cot-song-la-hien-tuong-gai-xuong-moc-troi-ra-phia-ngoai
Gai cột sống là hiện tượng gai xương mọc trồi ra phía ngoài

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống

Gai cột sống có thể xảy ra ở đốt sống cổ, xương sống lồng ngực (lưng trên và lưng giữa), hoặc cột sống thắt lưng (lưng dưới). Một số dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống bao gồm:

- Xuất hiện những cơn đau, tê cứng tại các khu vực xung quanh vị trí bị bệnh.

- Các cử động hay hoạt động thể chất có tác động kéo dài cột sống khiến cơn đau thêm trầm trọng.

- Trong trường hợp nặng, gai cột sống có thể gây áp lực lên các gốc rễ thần kinh khiến cho người mắc đau đớn và làm mất cảm giác tại các vùng được quản lý bởi các dây thần kinh bị chèn. Cụ thể, thần kinh ở cổ bị chèn ép có thể gây ra chứng đau cổ rồi lan xuống vai, cánh tay và bàn tay. Gai cột sống ở vị trí lưng dưới sẽ khiến bệnh nhân bị đau mông và đau thần kinh tọa (đau chân).

- Gai cột sống có thể gây hẹp cột sống và tăng thêm áp lực lên tủy sống. Khi tủy sống bị áp lực quá mức sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như đầu óc mơ hồ, suy nhược hai bên bán cầu não, rối loạn chức năng vận động, mất cân bằng, mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân, mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Gai cột sống bắt nguồn chủ yếu từ nguyên nhân sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực từ các tác nhân bên ngoài trong thời gian dài. Ngoài ra, bệnh còn là hệ lụy của một số nguyên nhân như:

  • Viêm khớp: Viêm khớp làm phá vỡ lớp sụn khớp bảo vệ các đốt sống, dẫn đến các đốt sống dễ bị cọ sát vào nhau và gây ra tổn thương. Khi tình trạng này xảy ra, canxi có xu hướng lắng đọng tại vị trí bị tổn thương, tuy nhiên, sự bù đắp không đều sẽ dẫn đến hình thành gai xương.

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến các đốt sống, sụn khớp bị hao mòn nhanh chóng, chúng cọ xát vào nhau gây thương dây chằng và các bộ phận xung quanh, dẫn đến gai cột sống.

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống sẽ bị xẹp dần, các đoạn nối đốt sống cũng trở nên lỏng lẻo hơn. Theo thời gian, quá trình này diễn biến nặng dần khiến đĩa đệm bị mất nước và khô nhanh hơn làm gia tăng áp lực lên dây chằng, dẫn đến gai cột sống.

  • Chấn thương: Chấn thương cột sống khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh và nặng nề hơn. Các chấn thương bao gồm tai nạn lao động, vận động nặng, đi đứng sai tư thế... đều có thể gây tổn hại đến xương khớp, nhất là khu vực cột sống, dẫn đến gai cột sống, thoái hóa đốt sống…
  • Lắng đọng canxi quá mức: Tình trạng này thường xảy ra tại các dây chằng, gân tiếp xúc trực tiếp với đốt sống. Khi canxi bị lắng đọng trong thời gian dài, đốt sống sẽ bị thoái hóa, từ đó dẫn đến hình thành gai cột sống.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu, yỷ lệ mắc gai cột sống cũng có liên quan đến di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau có nguy cơ bị gai cột sống là khá cao.

thoai-hoa-dot-song-thoat-vi-dia-dem-la-nguyen-nhan-pho-bien-dan-den-gai-cot-song

Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gai cột sống

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống

Gai cột sống thường gặp ở đối tượng người trung niên và người già. Bệnh cũng xuất hiện nhiều ở một số đối tượng sau:

  • Nam giới: Nghiên cứu cho thấy, gai cột sống có tỉ lệ thường gặp ở nam giới cao hơn và có nguy cơ tăng dần theo độ tuổi. Nguyên nhân có thể do nam giới thường xuyên vận động và làm việc nặng.

  • Người có thói quen đi đứng, làm việc, học tập sai tư thế hoặc người hay bê vác vật nặng thường dễ bị tổn thương cột sống dẫn tới hình thành gai đốt sống.

  • Người từng bị tai nạn, chấn thương gây tổn thương sụn khớp.

  • Người bệnh bị viêm cột sống mạn tính không được điều trị kịp thời.

  • Đối tượng béo phì, thừa cân.

  • Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích.

nguoi-thuong-xuyen-ngoi-dung-lau-lam-viec-sai-tu-the-co-nguy-co-bi-gai-cot-song-cao-hon

Người thường xuyên ngồi đứng lâu, làm việc sai tư thế có nguy cơ bị gai cột sống cao hơn

Chẩn đoán gai cột sống

Để chẩn đoán gai cột sống, sau khi xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)... để chẩn đoán chính xác.

  • Chụp X-quang: Giúp xác định chính xác các tổn thương xương, sụn do bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp chẩn đoán gai cột sống thông qua sự thay đổi cấu trúc xương. Ngoài ra, phương pháp này cũng có khả năng xác định mức độ chèn ép của dây thần kinh do gai cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp kiểm tra và chẩn đoán tính trạng tổn thương của đĩa sụn và mức độ tổn thương của dây thần kinh cột sống.  Chụp cộng hưởng từ mất nhiều thời gian hơn và đắt hơn so với chụp X-quang và chụp CT.
  • Xét nghiệm điện học: Đo tốc độ thần kinh gửi về điện não. Nhờ đó, giúp đánh giá chính xác và khách quan khả năng tổn thương dây thần kinh và nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.
  • Xét nghiệm máu: Đây cũng là một trong các phương pháp giúp chẩn đoán gai cột sống. Xét nghiệm này còn giúp loại trừ nguyên nhân gây đau cột sống do một số bệnh lý khác.

Có thể chẩn đoán gai cột sống bằng cách chụp CT, chụp MRI…

Cách chữa trị gai cột sống hiện nay là gì?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những biện pháp khắc phục khác nhau. Điều trị gai cột sống có thể kết hợp các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu cùng với tập thể dục thường xuyên. Một số biện pháp không gây hại thường được áp dụng như mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng, sử dụng các sản phẩm thảo dược cũng đem lại hiệu quả tích cực.

Vật lý trị liệu chữa gai cột sống

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu là những cách tuyệt vời để giữ cho cột sống được thư giãn và vận động linh hoạt. Tập vật lý trị liệu sẽ giúp giảm bớt áp lực giữa các đốt sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Mặc dù các phương pháp này không khiến gai xương biến mất nhưng chúng có thể làm giảm bớt áp lực lên cột sống, đĩa đệm và đẩy lùi cơn đau nhức hiệu quả.

Thuốc tây y chữa gai cột sống

Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ được dùng để điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng những nhóm thuốc này thường xuyên và lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc như tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, tiểu đường, loãng xương, viêm loét - chảy máu dạ dày...

thuoc-giam-dau-dieu-tri-gai-cot-song

Thuốc giảm đau điều trị gai cột sống

Phẫu thuật chữa gai đốt sống

Điều trị phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng, mạn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, sau mổ gai cột sống, bệnh vẫn có thể tái phát.

Lời khuyên của chuyên gia giúp cho cột sống luôn khỏe mạnh

Chăm sóc cột sống trước khi những vấn đề trầm trọng phát sinh là việc dễ dàng hơn nhiều so với bạn nghĩ. Hãy cùng tham khảo một số mẹo vặt giúp cho cột sống luôn khỏe mạnh được chuyên gia khuyến cáo sau đây:

- Tập luyện hàng ngày: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập là chìa khoá để giữ cho cột sống luôn khoẻ mạnh và giúp phục hồi những đốt sống đã bị tổn thương.

- Thư giãn với liệu pháp chữa bệnh bằng nhiệt độ: Cổ và lưng của bạn đột nhiên cảm thấy đau mỏi sau một ngày dài làm việc, khi đó áp dụng liệu pháp chữa bệnh bằng nhiệt độ là một cách tuyệt vời không chỉ để làm dịu cột sống đang khó chịu mà còn giúp thư giãn trước khi ngủ. Hãy sử dụng những tấm đệm nóng, khăn choàng nóng, gói gel ấm, những chai nước nóng hay tắm nước nóng để thấy rõ lợi ích của liệu pháp chữa bệnh bằng nhiệt độ.

 tam-nuoc-nong-thuong-xuyen-de-giup-cot-song-luon-khoe-manh

Tắm nước nóng thường xuyên để giúp cột sống luôn khỏe mạnh

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học: Hãy sử dụng chủ yếu các loại thực phẩm bạn có thể tìm được trong tự nhiên như: Rau, trái cây, sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc và cây họ đậu. Tập trung vào những loại thức ăn giàu calci (giúp tăng cường sức mạnh và khối xương), vitamin và khoáng chất sẽ giúp bạn phòng chống tình trạng loãng xương, viêm khớp và nhiều bệnh lý khác. Tương tự, giữ một mức cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và hạn chế tối đa những cơn đau lưng.

Phòng ngừa và khắc phục gai cột sống thắt lưng bằng thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu, các chuyên gia đánh giá rất cao việc sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên trong việc phòng và hỗ trợ điều trị gai cột sống. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.

cot-thoai-vuong-ho-tro-dieu-tri-gai-cot-song-hieu-qua

Cốt Thoái Vương – Hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả, an toàn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương chứa thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như thiên niên kiện, nhũ hương... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm; cùng các vitamin B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Sản phẩm Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại trường Đại học y Hà Nội, viện Trung ương Quân đội 108 chứng minh hiệu quả giảm đau lưng lên đến 94,1%. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đưa ra kết luận sản phẩm an toàn, không gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.

mua-ngay

Kinh nghiệm khắc phục bệnh gai cột sống thành công

Ra đời từ năm 2008, gần 20 năm có mặt trên thị trường, Cốt Thoái Vương đã được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn. Tiêu biểu như trường hợp của bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương – SĐT: 0983141823): Bị gai cột sống và chèn ép dây thần kinh tọa, bà đau nhức không đi lại được. May mắn, từ sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương, sức khỏe của bà đã cải thiện. Cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu TẠI ĐÂY.

Với thông tin bài viết trên đây, hy vọng quý độc giả đã hiểu rõ hơn về gai cột sống và cách điều trị. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Để cột sống luôn được khỏe mạnh, hãy sử dụng Cốt Thoái Vương ngay từ hôm nay, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về bệnh gai cột sống và cách điều trị hay đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tới số 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi.

Nguồn tham khảo:

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc