Đau lưng là một vấn đề thường gặp, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc phòng ngừa và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống cũng như làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Để biết thêm thông tin tổng quan về đau lưng, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Đau lưng là gì?

Đau lưng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đau lưng thường đặc trưng bởi những cơn đau chủ yếu ở vùng cột sống thắt lưng, có xu hướng ngắt quãng hoặc kéo dài liên tục.  

Cơn đau lưng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau lưng có thể khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động, rơi vào trạng thái lo âu hoặc trầm cảm. 

dau-lung-co-the-gay-anh-huong-lon-toi-chat-luong-cuoc-song-cua-benh-nhan

Đau lưng có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Các vị trí đau lưng thường xảy ra 

Nắm được chính xác các vị trí đau lưng sẽ giúp bác sĩ có được thông tin hữu ích, góp phần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh: 

  • Đau lưng trên: Có thể gặp là đau lưng trên bên phải hoặc đau lưng trên bên trái, có khi cả hai bên. Người bệnh cảm thấy mỏi, khó chịu từ cột sống cổ gáy, lan sang 2 bên bả vai. Một số trường hợp có thể kèm theo đau lưng trên khó thở. 
  • Đau lưng giữa: Đau đốt sống lưng giữa tuy ít gặp hơn nhưng không phải không có. Người bị đau lưng giữa đa phần sẽ cảm thấy đau mỏi giữa lưng, tức, khó chịu tại vùng này, thường là đau âm ỉ. 
  • Đau lưng dưới: Đây là vị trí đau lưng phổ biến nhất còn được gọi là đau thắt lưng. Lý do là bởi vùng lưng dưới phải hoạt động nhiều nhất nên rất dễ bị tổn thương. Người bệnh có thể cảm thấy đau lưng dưới bên trái hoặc phải gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Một số trường hợp bị đau lưng dưới gần mông rồi lan xuống chân là dấu hiệu cảnh báo rễ thần kinh bị chèn ép gây đau thần kinh tọa.

Nhận tư vấn về các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm:

hotline.gif

Nguyên nhân gây đau lưng là gì?

Thực tế, cơn đau lưng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng do một số nguyên nhân chính sau đây: 

Do thói quen sinh hoạt 

Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một yếu tố không thể vắng mặt trong hầu hết các trường hợp đau lưng. Hiện nay, tình trạng đau lưng đang có xu hướng trẻ hoá do chính lối sống kém lành mạnh của người trẻ gây ra. Cụ thể: 

Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu

Trong thời đại công nghệ 4.0, làm việc và tiếp xúc nhiều với máy tính đang là một xu thế. Điều này đã vô tình khiến cho nhiều nhân viên văn phòng mắc phải tình trạng đau lưng dai dẳng khó chịu do tính chất công việc phải ngồi lâu trước màn hình vi tính. 

Sở dĩ, khi bạn ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn xuống phần hông và mông. Lúc này, cột sống phải thực hiện nhiệm vụ chống đỡ vất vả hơn để giữ thẳng lưng. Nếu bạn ngồi sai tư thế và ngồi nhiều sẽ khiến vùng lưng bị quá tải, dẫn đến những cơn đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng. 

Nằm sai tư thế 

Tư thế nằm không đúng cũng góp phần dẫn đến cơn đau lưng cấp tính và mạn tính. Việc nằm co quắp, úp bụng, cuộn tròn hoặc đầu lệch với cổ có thể làm tăng áp lực cho vùng cột sống, lâu dần dẫn đến những cơn đau lưng khó chịu. 

nam-sai-tu-the-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-dan-den-dau-lung

Nằm sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau lưng

Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? 

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra đau lưng cũng có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm: 

Thoái hoá cột sống 

Thoái hoá cột sống có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu tới những người cao tuổi. Biểu hiện chính của bệnh này là những cơn đau thắt lưng có tần suất xuất hiện liên tục, khiến bệnh nhân đau đớn và không thể đi lại với dáng bình thường. 

Vùng lưng trở nên đau mạnh hơn mỗi khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động như cúi người, gập người, vặn mình hoặc bê vật nặng. 

Thoát vị đĩa đệm và những vấn đề về đĩa đệm

Những người bị thoát vị đĩa đệm cho biết họ thường có các triệu chứng đau lưng lan từ vùng cột sống xuống dưới khu vực mông và chân. Ngoài ra, các vấn đề có liên quan đến đĩa đệm, chẳng hạn như phồng hoặc vỡ đĩa đệm, có thể gây ra áp lực lớn lên dây thần kinh và góp phần dẫn đến cơn đau cột sống thắt lưng.

thoat-vi-dia-dem-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-pho-bien-gay-dau-lung

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp thường ảnh hưởng chủ yếu đến vùng lưng dưới. Trong một số trường hợp, viêm khớp ở cột sống có thể gây thu hẹp không gian xung quanh tuỷ sống, dẫn đến hẹp ống sống, từ đó kích hoạt các cơn đau lưng dai dẳng cho người bệnh. 

Hội chứng chùm đuôi ngựa 

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một bó rễ thần kinh cột sống phát sinh từ đầu dưới của tủy sống. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở lưng dưới và mông trên, cũng như tê ở mông, đùi và cơ quan sinh dục. Đôi khi, hội chứng chùm đuôi ngựa cũng khiến bệnh nhân bị rối loạn chức năng ruột và bàng quang. 

Bệnh loãng xương

Vùng lưng trên hoặc dưới của bạn có thể bị đau do loãng xương khiến các đốt sống ở cột sống dễ bị gãy. 

tinh-trang-dau-lung-co-the-xay-ra-do-benh-loang-xuong

Tình trạng đau lưng có thể xảy ra do bệnh loãng xương 

Bệnh zona 

Tình trạng nhiễm trùng do bệnh zona có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, cơn đau có thể phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng. 

Một số bệnh nhiễm trùng 

Các bệnh nhiễm trùng như viêm vùng chậu, bàng quang và thận có thể là tác nhân khác dẫn đến những cơn đau dữ dội ở lưng. 

Ung thư cột sống 

Khối u do ung thư cột sống khi phát triển có thể chèn ép và đè lên dây thần kinh, khiến lưng của bệnh nhân bị đau dữ dội.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây đau lưng

Ngoài yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt và bệnh lý, cơn đau lưng cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề khác sau đây: 

  • Cột sống bị cong bất thường, chẳng hạn như vẹo cột sống hoặc lệch cột sống. 
  • Các vấn đề về thận, bao gồm bệnh sỏi thận và nhiễm trùng thận. 
  • Căng cơ, căng dây chằng. 
  • Chấn thương ở vùng lưng do ngã hoặc tai nạn. 
  • Tập thể dục không đúng cách. 
  • Yếu tố di truyền. 
  • Rối loạn giấc ngủ. 

roi-loan-giac-ngu-la-mot-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-chung-dau-lung

Rối loạn giấc ngủ là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đau lưng 

Triệu chứng đau lưng thường gặp 

Khi bị đau lưng, hầu hết người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hoặc đau ở bất kỳ vị trí nào của lưng, đôi khi lan xuống vùng mông và chân. 

Ngoài ra, một số vấn đề về lưng cũng có thể gây đau ở các bộ phận khác của cơ thể, tuỳ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng. Khi lưng bị đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Sốt. 
  • Sụt cân bất thường. 
  • Viêm hoặc sưng ở lưng. 
  • Cơn đau ở vùng lưng kéo dài dai dẳng, không đỡ mặc dù đã nằm hoặc nghỉ ngơi. 
  • Đau lan xuống chân và đến dưới đầu gối. 
  • Tiểu tiện không tự chủ, khó đi tiểu. 
  • Tê xung quanh bộ phận sinh dục, mông và hậu môn.  

nguoi-benh-thuong-bi-dau-lung-doi-khi-lan-xuong-mong-va-chan

Người bệnh thường bị đau lưng, đôi khi lan xuống mông và chân

>>> Xem thêm: Châm cứu, kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, đau lưng – HIỆU QUẢ ra sao?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đau lưng

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc phải tình trạng đau lưng cao hơn so với người khác, bao gồm: 

  • Người từ 30 – 40 tuổi trở lên. 
  • Người lười vận động hoặc có lối sống tĩnh tại. 
  • Người có thể lực kém, sức đề kháng yếu. 
  • Người bị thừa cân, béo phì. 
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ. 
  • Người thường xuyên hút thuốc lá. 
  • Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc bị trầm cảm. 

Các cách giúp điều trị đau lưng hiệu quả

Khi bị đau lưng, bệnh nhân có thể giải quyết cơn đau bằng cách nghỉ ngơi, điều trị tại nhà hoặc can thiệp bởi các phương pháp y tế khác. 

Điều trị tại nhà 

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) chẳng hạn như ibuprofen có thể giúp làm giảm cảm giác đau khó chịu ở vùng lưng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn nếu sử dụng lâu dài. 

dieu-tri-dau-lung-bang-thuoc-giam-dau-khong-ke-don-(otc)

Điều trị đau lưng bằng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng lạnh lên vùng lưng bị đau để cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nghỉ ngơi sau các hoạt động gắng sức cũng góp phần xoa dịu cơn đau lưng hiệu quả. 

Điều trị y tế 

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không giúp làm giảm cơn đau lưng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc kết hợp cả hai. 

Sử dụng thuốc

Nếu cơ thể bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau OTC, bác sĩ sẽ kê  thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kết hợp với thuốc giảm đau codeine hoặc hydrocodone. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau này có thể gây nghiện khi dùng kéo dài, bởi vậy chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. 

Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm như amitriptyline để làm giảm cơn đau ở vùng lưng. 

Vật lý trị liệu 

Bác sĩ cũng có thể đưa ra các lựa chọn vật lý trị liệu cho bệnh nhân, chẳng hạn như chườm nóng – lạnh, siêu âm, kích thích điện cũng như một số kỹ thuật giúp thư giãn các vùng cơ lưng và mô mềm. 

Khi cơn đau được cải thiện, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra một số bài tập linh hoạt giúp củng cố sức mạnh cho vùng lưng và cơ bụng. Người bệnh sẽ được khuyến khích thực hành các bài tập này thường xuyên, ngay cả khi đã hết đau để ngăn ngừa tái phát đau lưng. 

giai-quyet-tinh-trang-dau-lung-bang-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu

Giải quyết tình trạng đau lưng bằng phương pháp vật lý trị liệu 

Tiêm cortisone

Nếu những phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành tiêm cortisone (một loại thuốc chống viêm) vào khoang ngoài màng cứng, xung quanh tuỷ sống của bệnh nhân. Mục đích là để giảm viêm tại chỗ, cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả. 

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là một phương pháp chữa đau lưng ít phổ biến hơn so với những lựa chọn điều trị khác. Phẫu thuật có thể được thực hiện cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, gai cột sống chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống gây ra các cơn đau lưng dữ dội, dai dẳng, yếu cơ, mất khả năng vận động. 

Một số phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống bao gồm:

  • Cắt bỏ gai xương: Loại bỏ các mẩu xương mọc chồi ra ở rìa đốt sống, giải phóng rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép.  
  • Đĩa đệm nhân tạo: Thay thế lớp đệm giữa 2 đốt sống. 
  • Cắt bỏ đĩa đệm: Một phần đĩa đệm bị cắt bỏ nếu nó gây kích thích hoặc chèn ép lên dây thần kinh.

phau-thuat-la-phuong-phap-dieu-tri-cuoi-cung-khi-cac-bien-phap-khac-khong-mang-lai-hieu-qua

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Điều trị đau lưng không dùng thuốc 

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp điều trị đau lưng không dùng thuốc dưới đây cũng giúp cải thiện hiệu quả các cơn đau: 

  • Nắn xương, trị liệu thần kinh cột sống. 
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT). 
  • Liệu pháp massage Shiatsu. 
  • Châm cứu, giúp cơ thể tiết ra chất giảm đau tự nhiên (endorphin), đồng thời giúp kích thích các mô thần kinh và cơ. 
  • Yoga giúp tăng cường cơ lưng và cải thiện tư thế. 
  • Tư thế ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng đau lưng đáng kể. Tốt nhất nên nằm ngửa, có kê một chiếc gối mỏng dưới khoeo chân, hoặc nằm nghiêng thì có kê một chiếc gối mỏng giữa 2 đầu gối chân. 

tap-yoga-giup-cai-thien-tu-the-va-giam-dau-lung-hieu-qua

Tập yoga giúp cải thiện tư thế và giảm đau lưng hiệu quả 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Cốt Thoái Vương 

Tình trạng đau lưng của bạn cũng có thể được cải thiện đáng kể khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Cốt Thoái Vương. 

Hiện nay, Cốt Thoái Vương được nhiều bệnh nhân đặt niềm tin và ghi nhận những chuyển biến tích cực sau một thời gian sử dụng. Sản phẩm Cốt Thoái Vương cũng được một số nghiên cứu lâm sàng chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ xương khớp và hỗ trợ điều trị chứng đau lưng cấp/mạn tính hiệu quả.

Cốt Thoái Vương là sự kết hợp hoàn hảo từ thiên nhiên, với các thành phần nổi bật sau: 

  • Dầu vẹm xanh (thành phần chính): Có đặc tính chống oxy hóa cao, giúp phòng ngừa và cải thiện các tình trạng viêm hoặc thoái hoá xương khớp dẫn đến đau lưng. 
  • Thiên niên kiện: Là loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, có tác dụng hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai của gân xương, từ đó ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả những tình trạng nhức mỏi lưng và xương khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. 
  • Nhũ hương: Cũng có tác dụng chống viêm và phù nề rất hữu hiệu. 
  • Glycin: Là một loại acid amin, giúp tăng cường chức năng của các tế bào đốt sống và đĩa đệm, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm gây ra đau lưng. 
  • Một số loại vitamin: Trong Cốt Thoái Vương cũng bổ sung thêm các loại vitamin B1, B2 và K2, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá của xương khớp, cột sống, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. 

cot-thoai-vuong-giai-phap-toan-dien-cho-nhung-nguoi-bi-dau-lung

Cốt Thoái Vương - Giải pháp toàn diện cho những người bị đau lưng 

Với những thành phần thảo dược và các vi chất có lợi trên, sản phẩm Cốt Thoái Vương được xem là một giải pháp toàn diện cho những người bị đau lưng và đang gặp phải các vấn đề về xương khớp. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng vì Cốt Thoái Vương rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, ngay cả khi dùng lâu dài. 

Bệnh nhân nên uống viên nén Cốt Thoái Vương liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng, với liều lượng khuyến nghị là 4 – 6 viên trong ngày và chia làm 2 lần. Cốt Thoái Vương có thể phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị đau lưng tốt nhất nếu được sử dụng trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn một giờ. 

>>> Xem thêm: Đau lưng dưới bên trái gần mông và những điều mà bạn nên biết

Cách phòng ngừa đau lưng

Bạn có thể phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả thông qua các biện pháp dưới đây:

  • Tập thể dục: Vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn xây dựng sức mạnh và kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể. Một số bài tập aerobic nhẹ nhàng và không gây căng thẳng cho lưng có thể là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một lịch trình tập thể dục nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. 
  • Chế độ ăn uống: Đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm đầy đủ canxi và vitamin D, vì chúng rất cần thiết cho sức khỏe của xương khớp. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể, tránh nguy cơ bị thừa cân và béo phì. 

che-do-an-uong-day-du-dinh-duong-giup-phong-ngua-dau-lung-hieu-qua

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp phòng ngừa đau lưng hiệu quả 

  • Từ bỏ thuốc lá: Việc bỏ hút thuốc lá sớm sẽ giúp bạn ngăn ngừa và làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng đau lưng. 
  • Tư thế đứng: Khi đứng, bạn cần đảm bảo đứng thẳng, đầu hướng về phía trước, giữ lưng thẳng và cân bằng trọng lượng đều trên cả hai bàn chân. Giữ đầu và chân thẳng hàng với cột sống. 
  • Tư thế ngồi: Bạn nên ngồi ghế có phần tựa lưng tốt và có tay vịn. Khi ngồi cần cố gắng giữ cho đầu gối và hông ngang bằng nhau, đồng thời giữ chân vuông góc với mặt sàn. 
  • Khi nâng vật nặng: Sử dụng chân làm trụ để nâng vật, thay vì dùng lưng. Tránh cong hoặc vặn người khi nâng đồ nặng vì hành động này có thể gây tổn thương cho lưng.

Như vậy qua những thông tin trên, bạn có thể nhận thấy đau lưng thực sự là một tác nhân gây cản trở không nhỏ tới chất lượng cuộc sống thường ngày của chúng ta. Việc kiểm soát và điều trị đau lưng sớm sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác.

nut-dat-mua.webp

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/172943#causes 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/symptoms-causes/syc-20369906

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/diagnosis-treatment/drc-2036991