Cuộc sống ngày càng hiện đại văn minh, thì như cầu sống củ con người cũng tăng lên, nhưng để kéo dài được tuổi thọ đây là câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta. Để làm được điều đó chúng ta cần có ý thức, rèn luyện một lối sống lành mạnh từ khi còn bé, một chế độ an khoa học, một tinh thần vui tươi, lạc quan.
Sống lành mạnh để có cuốc sống khỏe mạnh
Sự phát triển của khoa học, nền văn minh của loài người, sự tiến bộ của xã hội… đã làm cho tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Ở thế kỷ XVI, tuổi thọ trung bình của loài người là 20 tuổi. Thế nhưng tuổi thọ loài người đến nay đã tăng lên đáng kể.
Chúng ta thường chỉ tính tuổi già của người bằng năm, bằng tháng. Song vấn đề không phải bao giờ cũng là như thế. Lịch sử của môn khoa học nghiên cứu về tuổi già còn ghi lại trường hợp một người đàn ông mới 14 tuổi mà diện mạo, râu ria đã như một người đứng tuổi. 15 tuổi người này lấy vợ.18 tuổi đã phải ngồi một chỗ vì tuổi già sức yếu! Và 20 tuổi thì chết không phải vì bệnh tật mà vì cơ thể đã… già cỗi. Lại một trường hợp khác: có một cô gái mới 2 tuổi mà đã hành kinh như một người trưởng thành, tới 8 tuổi thì cơ thể phát triển cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý như một cô gái đương thì và cô này lấy chồng, sinh con. Năm 25 tuổi, cô chết như một… bà già!
Lịch sử y học cũng lại đã ghi những trường hợp con người đã sống tới 120 - 150 tuổi vẫn khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Một người Anh tên là Thomas Parr đã sống và lao động tới năm 152 tuổi. Năm 120 tuổi, ông ta vẫn rất khỏe mạnh và thấy rằng không thể sống cơ đơn cho nên đã lấy vợ (tất nhiên không phải là lần đầu tiên được làm chú rể). Ông sống với người vợ rất hạnh phúc thêm 12 năm nữa. Người đương thời kể rằng: bà vợ trẻ của ông ta hoàn toàn hài lòng về người chồng của mình. Cặp vợ chồng người Hungari tên là Jon và Ronven đã chung sống với nhau suốt 147 năm trời. Rồi người chồng chết năm 172 tuổi, người vợ chết năm 164 tuổi.
Mặc dù thời gian không phải là thước đo lý tưởng của sự già nua. Song, cũng phải dùng nó như một giới hạn chung nhất về tiêu chuẩn của tuổi già. Có những tác giả cho rằng: những dấu hiệu toàn vẹn về sự già nua sinh lý (nghĩa là sự già nua diễn ra rất tự nhiên, chứ không phải do những yếu tố bệnh lý làm cho con người già trước tuổi) diễn ra ở lứa tuổi 70 - 80. Nhưng nhiều nhà khoa học lại cho rằng, sự già nua sinh lý biểu hiện toàn vẹn khi người ta sống trên 100 tuổi. Hiện nay, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới thì lứa tuổi 45 đến 59 là trung niên, 60 - 74 tuổi là bắt đầu già, 75 - 89 là già và trên 90 tuổi là đại lão. Để cho con người chỉ “nhắm mắt” vì sự già nua sinh lý đấy là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học hiện đại.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?
Có nhiều người khi còn trẻ, ỷ vào sức khỏe của mình nên đã sống bừa bãi, tập nhiễm đủ các thói quen, nghiện ngập đủ mọi thứ. Trước mắt, họ không thấy cái hại, nên họ biện bạch cho mình bằng đủ mọi thứ lý lẽ. Nhưng đến lúc chỉ mới bước vào ngưỡng cửa của tuổi 40 mà lưng đã đau, dáng dấp như một ông già, công tác uể oải, trí óc lú lẫn… khi đó mới hối hận thì cũng đã muộn.
Tóm lại, sự già nua của một người không phải chỉ tính bằng tháng, năm mà còn tính ở khả năng lao động, sự sáng tạo, niềm vui đối với cuộc sống. Sự già nua không chỉ tùy thuộc vào thiên nhiên mà còn tùy thuộc vào chính bản thân mỗi người.
Theo Suckhoedoisong