Đau lưng không cúi được có thể xảy ra do yếu tố bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, chẳng hạn như ngồi sai tư thế hoặc bê vật nặng. Tình trạng đau lưng nên được khắc phục sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm tại cột sống.
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng không cúi được
Tình trạng đau lưng không cúi được thường xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
Yếu tố bệnh lý
Nếu bạn tự nhiên đau lưng không cúi xuống được thì điều này có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý dưới đây:
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau lưng không cúi xuống được, xảy ra khi khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị chảy ra bên ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh, mô mềm xung quanh, tủy sống.
Đôi khi, những cơn đau nhức cột sống do thoát vị đĩa đệm trở nên dữ dội, gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, thậm chí khiến bệnh nhân bị đau lưng không cúi được.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trung niên hoặc người phải thường xuyên lao động nặng nhọc như bốc vác. Bên cạnh triệu chứng đau lưng không cúi được, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể gặp phải những vấn đề khác như:
- Có cảm giác đau nhức nặng ở vị trí bị thoát vị.
- Rối loạn cảm giác.
- Ngứa ran hoặc cảm thấy tê bì tay chân.
- Yếu liệt hoặc teo cơ.
- Chức năng vận động bị hạn chế.
- Cảm thấy đau đầu, chóng mặt hoặc bốc hỏa.
Thoát vị đĩa đệm lưng là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng không cúi được
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp cũng là một bệnh lý thường gặp gây đau lưng không cúi được. Tình trạng này thường ảnh hưởng tới vùng cột sống và gây ra những tổn thương cho khớp cột sống.
Những người mắc phải bệnh viêm cột sống dính khớp thường có các triệu chứng điển hình như đau lưng khi cúi xuống hoặc không thể cúi được. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thấy các dấu hiệu như:
- Đau cột sống lưng không xoay sang trái, phải, nghiêng người được.
- Đau lưng dữ dội vào ban đêm hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.
- Có triệu chứng cứng cột sống vào buổi sáng.
- Sụt cân không kiểm soát được.
- Giảm chiều cao, trông thấp hơn trước đây.
- Sốt nhẹ.
- Tư thế đi đứng xấu, lưng cong, vẹo, phải khom xuống.
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Thoái hoá cột sống thắt lưng là một tình trạng mạn tính, xảy ra khi sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hoá. Sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm giảm độ đàn hồi, thậm chí xẹp xuống khiến cho các đốt sống liền kề cọ sát vào nhau, mỗi khi cử động sẽ gây ra những cơn đau nhức vùng cột sống lưng.
Những bệnh nhân mắc thoái hoá cột sống thắt lưng lâu ngày không được điều trị có thể cảm thấy đau lưng không cúi được và hạn chế nhiều chức năng khác của cơ thể.
Đau lưng không cúi được có thể xảy ra do bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng
Nhìn chung, thoái hoá cột sống thắt lưng thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi với những triệu chứng phổ biến như:
- Đau nhức nhối hoặc dữ dội vùng lưng, cơn đau có thể bùng phát theo chu kỳ.
- Cơn đau giảm đi khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc nằm nghỉ ngơi.
- Yếu chân tay, sức lực bị suy giảm.
- Có cảm giác đau, ngứa ran hoặc tê bì ở chân.
- Đau và co thắt cơ bắp.
- Đau đầu, mất thăng bằng khi đi lại, dễ bị té ngã.
Gai cột sống thắt lưng
Đôi khi, tình trạng đau lưng không cúi được có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý gai cột sống.
Gai cột sống xảy ra khi các tế bào xương phát triển bất thường, dẫn đến hình thành những gai xương ở trên thân đốt sống, dây chằng hoặc đĩa sụn xung quanh. Khi các gai xương chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất đau nhức, khó chịu, kèm theo những triệu chứng khác như:
- Đau lưng không cúi được, nhất là ở vùng lưng dưới.
- Cột sống bị đau dữ dội hoặc âm ỉ.
- Đau nghiêm trọng hơn khi vận động cơ thể.
- Cơn đau lưng lan xuống 2 bên hông và mông.
- Tê bì các chi hoặc mất cảm giác ở vùng cột sống.
- Yếu và co thắt cơ.
- Đi lại khó khăn, dễ vấp ngã.
Đau lưng không cúi được có thể bắt nguồn từ bệnh gai cột sống
Trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng xảy ra khá phổ biến ở những người trẻ tuổi thường xuyên chơi những bộ môn thể thao nặng như cử tạ. Khi các đốt sống ở thắt lưng bị trượt về phía trước có thể dẫn đến triệu chứng đau lưng không cúi được.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác như: Đau ở vùng đùi, đau dai dẳng vùng lưng dưới, co cứng lưng/chân, căng cơ gân kheo và cơ mông.
Đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hoá là một yếu tố bệnh lý thường gặp khác dẫn đến tình trạng đau lưng không cúi được. Đây là một rối loạn thần kinh, dẫn đến chứng đau cơ và xương lan rộng. Cơn đau có thể tăng lên khi những rối loạn thần kinh truyền tín hiệu đau đến vùng não bộ.
Ngoài triệu chứng đau lưng khi cúi xuống, người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, có vấn đề về trí nhớ, tê ngứa chân tay hoặc hội chứng ruột kích thích.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh toạ có thể xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép mạnh. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vấn đề này là tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra thường âm ỉ, đôi khi nhói buốt như điện giật, có xu hướng chạy dọc từ gốc cột sống xuống phía sau chân. Điều này khiến cho bệnh nhân khó có thể cúi người xuống khi cơn đau lưng ập đến. Ngoài ra, người bệnh cũng thấy các triệu chứng khác như châm chích ở chi dưới, đau ở mông cho tới chân, nặng có thể gây mất kiểm soát ruột và bàng quang.
Đau thần kinh tọa là một yếu tố bệnh lý phổ biến gây đau lưng không cúi được
Khối u hoặc ung thư xương
Đôi khi, tình trạng đau lưng không cúi được có thể bắt nguồn từ sự xuất hiện của khối u trong xương hoặc bệnh ung thư xương. Mặc dù nguyên nhân gây đau lưng này thường hiếm gặp, tuy nhiên nó có mức độ nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Khi khối u phát triển kích thước và chèn ép xương, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau lưng dưới, đau lưng khi ngồi, khi cúi xuống, nhiễm trùng đường tiết niệu, mất chức năng ruột và bàng quang.
Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh các yếu tố bệnh lý, nguyên nhân gây đau lưng không cúi được cũng có thể xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt thường ngày của người bệnh:
- Sai tư thế: Tư thế khi đi, đứng, nằm hoặc ngồi không được điều chỉnh đúng cách có thể khiến các khớp xương bị co cứng. Lâu dài dẫn đến khó vận động, cơ thể kém linh hoạt và thậm chí đau không cúi được.
- Hoạt động cường độ mạnh: Những hoạt động gắng sức như bốc vác hoặc tập cử tạ có thể gây áp lực lớn cho cột sống. Áp lực kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng của cột sống và tạo điều kiện phát triển tình trạng đau lưng, nhức mỏi xương khớp.
Hoạt động cường độ mạnh như tập cử tạ có thể gây đau lưng không cúi được
Đau lưng không cúi được có phải là một tình trạng nguy hiểm?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau lưng không cúi được còn phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra vấn đề này, chẳng hạn như do bệnh lý hay thói quen sinh hoạt.
Đặc biệt, nếu cơn đau lưng là hệ quả của các vấn đề bệnh lý thì người mắc cần nhanh chóng khám bác sĩ để được chẩn đoán. Nếu điều trị chậm trễ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như biến dạng khớp, mất chức năng vận động hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Cách khắc phục đau lưng không cúi được
Nhìn chung, tình trạng đau lưng không cúi được nếu để lâu ngày và không xử lý sớm có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Để khắc phục triệu chứng đau lưng, bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc
Trường hợp bệnh nhân bị đau lưng không cúi xuống được ngày càng tăng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như:
- Acetaminophen: Giúp giảm nhanh các cơn đau lưng có mức độ từ nhẹ cho đến trung bình. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị thiếu men G6PD hoặc mắc bệnh thận không nên dùng loại thuốc này.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc gặp phải các vấn đề về tiêu hoá không nên dùng những nhóm thuốc NSAIDs.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu bạn đau lưng không cúi được có thể dùng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như ibuprofen, methyl salicylate và menthol để xoa bóp.
Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê đơn đều có nguy cơ gây ra c tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc và chỉ sử dụng với mục đích khắc phục tạm thời cơn đau, tránh dùng lâu dài.
Khắc phục nhanh chóng cơn đau lưng không cúi được bằng thuốc giảm đau nhưng lưu ý có nhiều tác dụng phụ
Nghỉ ngơi hợp lý
Nếu cơn đau lưng gây hạn chế khả năng vận động của bạn, tốt nhất hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm cơn đau.
Bạn nên nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 ngày để cho phép vùng cột sống thắt lưng có thời gian chữa lành những tổn thương và hạn chế tối đa áp lực lên dây chằng, gân cơ cũng như hệ thống dây thần kinh. Nghỉ ngơi không những có tác dụng xoa dịu cơn đau lưng mà còn giúp bạn bảo tồn các chức năng vận động.
Phương pháp chườm nóng, lạnh
Đa số các tình trạng đau lưng không cúi được đều liên quan tới vấn đề cơ lưng bị co cứng. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chườm nóng, giúp thư giãn các cơ và những rễ thần kinh đang bị chèn ép.
Bên cạnh cách chườm nóng, những người bị đau lưng sau chấn thương do chơi thể thao cũng có thể thực hiện phương pháp chườm lạnh, giúp làm co các mạch máu, dây chằng và dây thần kinh. Từ đó làm giảm thiểu cơn đau nhức ở lưng, đồng thời giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Mát xa hoặc bấm huyệt
Mát xa hoặc bấm huyệt là một phương pháp nổi tiếng trong nền y học cổ truyền với tác dụng giảm đau lưng và các tình trạng đau nhức xương khớp khác. Do đó, khi bị đau lưng không cúi được, bệnh nhân có thể thực hiện các mẹo mát xa nhẹ nhàng xung quanh vùng lưng bị đau hoặc dùng lực ngón tay bấm huyệt để giảm cơn đau.
Những phương pháp này không những có tác dụng thư giãn, giảm đau mà còn góp phần tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể.
Mát xa, bấm huyệt là phương pháp giảm đau lưng không cúi được hiệu quả
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đau lưng không cúi được
Thực tế, những biện pháp trên chỉ có tác dụng khắc phục tạm thời triệu chứng đau lưng mà không thể giải quyết được phần nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Do đó, hiện nay nhiều chuyên gia khuyên những người bị đau lưng nên sử dụng các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên như Cốt Thoái Vương để hỗ trợ điều trị bệnh.
Cốt Thoái Vương - Giải pháp hỗ trợ điều trị đau lưng không cúi được hiệu quả
Sản phẩm Cốt Thoái Vương ra đời vào năm 2008, được bào chế dưới dạng viên nén với các thành phần quý như dầu vẹm xanh, thiên niên kiện và nhũ hương, giúp đem lại các tác dụng nổi bật sau:
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau lưng, đau nhức xương khớp gây suy giảm chức năng vận động.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ thoái hoá khớp hoặc viêm xương khớp gây đau lưng không cúi được.
Bên cạnh đó, sản phẩm Cốt Thoái Vương cũng giúp hỗ trợ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như glycine, vitamin K2, vitamin B1, B2, canxi gluconat, MSM và magie. Những dưỡng chất này đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của hệ xương khớp, giúp hỗ trợ cải thiện sự chắc khoẻ của cơ xương, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thoái hoá dẫn đến đau lưng không cúi được.
Nhìn chung, tình trạng đau lưng không cúi được có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người cao tuổi. Khi đau lưng được khắc phục sớm có thể giúp bệnh nhân tránh được những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Link tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325720
https://www.healthline.com/health/lower-back-pain-when-bending-over
https://www.spine-health.com/blog/severe-lower-back-pain-when-sitting-or-bending