Đau lưng cấp tính là bệnh gì?

Đau lưng cấp là những cơn đau ở vùng cột sống lưng đột ngột với các triệu chứng nghiêm trọng. Triệu chứng đau lưng thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, một số trường hợp có thể đau tới 3 tháng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, một số người có thể thấy đau giảm sau một vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cơn đau tiến triển thành mạn tính nếu không được kiểm soát.

Các dấu hiệu đau lưng cấp tính gồm:

  • Đau sau khi nghiêng, cúi người để bê vật nặng hay cố với vật ở trên cao, đẩy đồ về phía trước.
  • Đau thường gặp nhất ở vùng thắt lưng.
  • Đau tăng lên khi vận động mạnh, ho, hắt hơi và giảm dần lúc cơ thể nghỉ ngơi.
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm giác nhói buốt từ cổ xuống cột sống thắt lưng.
  • Cơn đau có thể lan xuống vùng chậu, đùi, bắp chân, bàn chân.
  • Tê bì, ngứa râm ran vùng đau hoặc mông.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển. Khi xoay, cúi, nghiêng gây đau dữ dội.

dau-lung-xuat-hien-dot-ngot-khi-thay-doi-tu-the.jpg

Đau lưng xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế

Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau lưng cấp tính. Một số nguyên nhân gây đau lưng cấp thường gặp bao gồm:

Chấn thương vùng lưng

Sau tai nạn, chấn thương thể thao làm tổn thương cột sống gây ra những cơn đau lưng cấp. Người bệnh thường cảm thấy đau đột ngột, đau nhói khi vận động. Sau khi chấn thương được xử lý, tình trạng đau lưng sẽ thuyên giảm.

Giãn dây chằng vùng cột sống

Khi thay đổi tư thế đột ngột như gập, cúi, nghiêng có thể gây căng giãn dây chằng vùng cột sống. Từ đó gây ra đau lưng, sưng nhức, khó vận động.

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa bị chèn ép do hẹp ống sống hoặc tổn thương đĩa đệm gây ra những cơn đau lưng cấp. Đau thần kinh tọa là những cơn đau nhói, liên tục vùng thắt lưng, đau lan xuống vùng chậu, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Cơn đau thường gia tăng khi vận động, sinh hoạt và giảm đi lúc nghỉ ngơi. Tùy vào mà mức độ chèn ép khác nhau người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tê bì, yếu cơ, teo cơ, giảm khả năng vận động.

dau-lung-do-ton-thuong-day-than-kinh-toa.jpg

Đau lưng do tổn thương dây thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm tổn thương khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài sẽ gây ra những cơn đau lưng cấp tính. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng khác như đau nhức, tê bì tay chân, yếu cơ, bại liệt, rối loạn đại tiểu tiện,... Thoát vị đĩa đệm nếu không được kiểm soát có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Thoái hóa cột sống

Đau lưng cấp do thoái hóa cột sống thường gặp nhất ở người sau 40 tuổi. Khi đốt sống, đĩa đệm, sụn, dây chằng bị thoái hóa, suy yếu theo thời gian sẽ gây đau nhức. Người bệnh thường cảm thấy đau buốt lưng, có thể lan xuống mông và đùi.

Gai cột sống

Gai cột sống là hiện tượng phát triển thêm xương ở rìa đốt sống. Các gai xương được sản sinh do quá trình tự cân bằng của cơ thể khi đốt sống bị thoái hóa không thể duy trì chức năng bình thường. Gai cột sống gây ra những cơn đau lưng buốt, dữ dội khi vận động. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy tê bì và mất cảm giác ở chân.

Đau lưng cấp tính có nguy hiểm không?

Đau lưng cấp thường không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được xử lý sớm có thể tiến triển thành mạn tính gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn vận động, teo cơ, viêm khớp, viêm cột sống, liệt. Thường xuyên đau lưng cũng khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, chán ăn, giảm khả năng tập trung. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc. Chính vì vậy, bạn cần xử trí tình trạng đau lưng cấp của mình càng sớm càng tốt.

dau-lung-gay-suy-giam-chat-luong-cuoc-song-va-cong-viec.jpg

Đau lưng gây suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc.

Nên làm gì khi bị đau lưng cấp tính

Khi cơn đau lưng cấp tính xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm mức độ khó chịu, đau nhức như:

Chế độ sinh hoạt, ăn uống

Nghỉ ngơi đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp là một trong những cách đơn giản giúp giảm đau lưng hiệu quả. Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh còn cải thiện hệ miễn dịch giúp tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát.

Chế độ sinh hoạt

  • Khi cơn đau lưng xuất hiện, bạn hãy tạm dừng các công việc, bài tập đang thực hiện. Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế đi lại và vận động mạnh.
  • Chườm lạnh vùng đau trong 72 giờ đầu để giảm sưng, phù nề.
  • Khi nằm nên lót một chiếc khăn mềm dưới vùng lưng bị đau.
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau và tăng khả năng chữa lành tổn thương hiệu quả.
  • Lựa chọn tư thế ngồi tốt: Nghiêng khung chậu hướng ra phía trước, tránh ngồi sụp xuống, nâng ngực lên để phần lưng trên không bị còng xuống. Nên ngồi thẳng và giữ cổ thẳng, có thể tựa lưng vào thành ghế.
  • Đi giày đế lót mềm khi phải đứng trong thời gian dài.
  • Thư giãn cơ sau thời gian làm việc: Sau mỗi 2 giờ làm việc, hãy dành khoảng 10-15 phút đứng dậy đi lại, vươn vai để giảm tình trạng đau lưng do co cứng cơ.
  • Nếu phải mang vác đồ nặng, hãy dùng cả hai tay và giữ đồ vật càng sát cơ thể càng tốt, không cúi gập người quá sâu.

nghi-ngoi-han-che-lam-viec-nang-khi-bi-dau-lung.jpg

Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng khi bị đau lưng

Chế độ dinh dưỡng

  • Người bệnh đau lưng cấp cần được cung cấp đủ bốn nhóm dinh dưỡng gồm carbohydrate, lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Không kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng vừa phải, BMI dưới 25kg/m2.
  • Các thực phẩm nên ăn khi bị đau lưng cấp:
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các sản phẩm từ sữa, rau xanh, hải sản, hạnh nhân,... giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Thực phẩm giàu omega - 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó, đậu đen,… giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm đau.
  • Thực phẩm giàu kali, magie: Cà chua, củ dền, bí ngô, củ cải, khoai lang, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,... hỗ trợ quá trình hình thành và tái tạo xương.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, ổi, nho, dâu tây,... có tác dụng kháng viêm.
  • Các loại gia vị: Gừng, nghệ có tính ôn ấm giảm đau lưng do lạnh.
  • Các thực phẩm người bị đau lưng cấp nên hạn chế:
  • Nội tạng động vật, các loại thịt đỏ làm giảm nồng độ canxi trong xương.
  • Thực phẩm nhiều giàu mỡ: Đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ hộp kích thích quá trình viêm trở nên nặng nề hơn.
  • Thực phẩm nhiều muối: Xúc xích, dăm bông, dưa muối, cà muối,... không tốt cho thận, làm giảm hấp thụ canxi.
  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt,... có thể kích thích quá trình viêm trở nên nặng nề hơn.

Điều trị đau lưng cấp tính theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng, đau lưng cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng ngoại tà (phong, hàn, thấp), huyết ứ, do thận hư. Tùy từng thể khác nhau sẽ có bài thuốc điều trị phù hợp.

y-hoc-co-truyen-chua-dau-lung-cap-bang-nhieu-bai-thuoc-dan-gian.jpg

Y học cổ truyền chữa đau lưng cấp bằng nhiều bài thuốc dân gian

Bài thuốc trị đau lưng cấp do phong hàn thấp

Chủ trị: Đau lưng đột ngột sau khi gặp lạnh, mưa ẩm, không cúi được, thường đau một bên.

Phương thuốc: Can khương thương truật thang gia giảm

 

Can khương

08gg

Cam thảo

08g

Thương truật

08g

Phục linh

12g

Xuyên khung

16g

Ý dĩ

12g

Quế chi

08g

 

 

Cách dùng: Mỗi ngày một thang sắc lấy nước, chia hai lần uống khi còn nóng, ấm.

Đau lưng cấp thể huyết ứ

Chủ trị: Đau lưng do thay đổi tư thế đột ngột, mang vác vật nặng.

Phương thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm

Đào nhân

10g

Kê huyết đằng

12g

Hồng hoa

10g

Đan sâm

12g

Thục địa

12g

Uất kim

10g

Bạch thược

12g

Chỉ thực

10g

Xuyên khung

12g

Đương quy

10g

Ngưu tất

12g

Trần bì

10g

Cách dùng: Mỗi ngày một thang sắc lấy nước, chia hai lần uống khi còn ấm.

Đau lưng thể thận hư

Chủ trị: Đau thắt lưng ở người già do thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.

Phương thuốc: Độc hoạt tang ký sinh

Độc hoạt

08g

Sinh địa

08g

Phòng phong

08g

Bạch thược

12g

Tang ký sinh

20g

Xuyên khung

08g

Tế tân

04g

Tần giao

12g

Cam thảo

06g

Đương quy

12g

Ngưu tất

08g

Quế tiêm

04g

Đỗ trọng

12g

Đẳng sâm

08g

Phục linh

04g

Ngưu tất

08g

Phác đồ điều trị đau lưng cấp tính của Bộ Y tế

Theo y học hiện đại, các thuốc điều trị đau lưng cấp thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng kháng viêm, giảm đau lưng.
  • Piroxicam 20mg tiêm bắp 1 ống/ngày trong 2 - 3 ngày. Sau đó chuyển sang dạng uống 1 viên/ngày.
  • Meloxicam 15g tiêm bắp 1 ống/ngày trong 2 - 3 ngày. Sau đó chuyển sang Meloxicam dạng uống 7,5mg x 2 viên/ngày.
  • Celecoxib 200mg uống 1 - 2 viên/ngày.

Giảm đau lưng cấp bằng thuốc kháng viêm không steroid

  • Paracetamol: Giảm đau
  • Paracetamol 500mg x 4 - 6 viên/ngày.
  • Paracetamol kết hợp codein hoặc tramadol dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Thuốc giãn cơ: Giảm tình trạng co cứng cơ gây đau lưng.
  • Tolperisone 100 - 200mg/ ngày tiêm 2 lần.
  • Tolperisone 150mg uống ngày 2 - 3 viên.
  • Eperisone 50mg uống ngày 2 - 3 viên.

Có Cốt Thoái Vương - Không lo đau lưng cấp tính

Theo y học cổ truyền, đau lưng cấp là do khí huyết không lưu thông, ứ trệ lại mà thành. Khi khí huyết lưu thông bình thường thì cơ thể mới khỏe mạnh. Vì một lý do nào đó khiến khí huyết tới vùng lưng không được thông suốt, liền mạch sẽ gây đau.

Do đó, để giảm đau cần đả thông kinh mạch, hoạt huyết và bổ sung chất dinh dưỡng cho cột sống.

Hiện nay, các chuyên gia cơ xương khớp đầu ngành đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương chuyên dùng cho các bệnh lý cột sống, giúp cải thiện và phòng ngừa đau lưng cấp hiệu quả. Thành phần chính của sản phẩm là dầu vẹm xanh có tác dụng giải quyết tình trạng viêm, thoái hóa khớp, cột sống hiệu quả. Các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trường Đại học Y hà Nội năm 2010 và bệnh viện Quân y 103 năm 2011 cho thấy, gần 90% người bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau lưng cấp sử dụng sản phẩm cho kết quả cải thiện độ giãn, độ linh động cột sống tốt và rất tốt.

Cốt Thoái Vương có khả năng kháng viêm, tăng cường dinh dưỡng tới cột sống, lưu thông khí huyết, giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Từ đó giải quyết được cả triệu chứng và căn nguyên gây đau lưng cấp, xương khớp. Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược tự nhiên nên không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

cot-thoai-vuong-ho-tro-dieu-tri-dau-lung-cap-tinh.jpg

Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị đau lưng cấp tính

Đau lưng cấp tính phần lớn là lành tính nên thường có thể kiểm soát cơn đau dễ dàng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây là biểu hiện các các bệnh lý cột sống, thần kinh. Vì vậy, bạn cần điều trị sớm nhất để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Đừng quên duy trì chế độ sinh hoạt, tư thế làm việc đúng và sử dụng Cốt Thoái Vương mỗi ngày để ngăn cơn đau lưng cấp quay lại nhé.

Nếu còn thắc mắc về việc thoái hóa cột sống nên ăn gì hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Link tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/ency/article/007425.htm#:~:text=Acute%20low%20back%20pain%20is,to%20the%20spine%20from%20osteoporosis
  2. https://www.aafp.org/afp/2012/0215/p343.html
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4879-acute-mechanical-back-pain