Nên khám đau lưng khi nào có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị đau lưng kèm theo các biểu hiện như đau không đứng thẳng được, không thể tự đi vệ sinh hoặc hay bị té ngã,... Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Những dấu hiệu đau lưng cảnh báo cần đi khám bác sĩ

Trong trường hợp đau lưng cường độ cao, tần suất nhiều và kèm theo những dấu hiệu sau đây, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

Đau lưng do chấn thương

Nếu tình trạng đau lưng của bạn xảy ra do hậu quả của một chấn thương nhất định, chẳng hạn như té ngã, tai nạn hoặc bị va đập, thì việc đi khám bác sĩ là điều cần thiết. 
Bạn có thể bị đau lưng do rách hoặc gãy cột sống vì chấn thương gây ra. Khi những tổn thương này ở cột sống không được chẩn đoán và chữa trị sớm có thể dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần đi khám đau lưng ngay nếu các triệu chứng đau liên quan đến chấn thương.


ban-nen-di-kham-dau-lung-ngay-neu-tinh-trang-nay-xay-ra-do-chan-thuong


Bạn nên đi khám đau lưng ngay nếu tình trạng này xảy ra do chấn thương

Đau lưng kèm sốt cao

Khi bạn bị sốt cúm thông thường, cơ thể sẽ có các triệu chứng điển hình như đau khắp người, trong đó bao gồm cả vùng lưng và vai gáy. Tuy nhiên, nếu cơn sốt chỉ đi cùng với tình trạng đau lưng thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe đáng lưu ý. 

Bạn nên đi khám đau lưng nếu nhận thấy triệu chứng đau kèm theo cơn sốt cao liên tục, không thể thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt. Đây có thể là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước một tình trạng nhiễm trùng cần được chẩn đoán và điều trị gấp.

Đau lưng không đứng thẳng được

Bạn cũng cần đi khám đau lưng ngay lập tức nếu cơn đau khiến cho bạn không thể đứng thẳng được. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một bệnh lý về cột sống, chẳng hạn như thoái hoá cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống hoặc viêm cột sống dính khớp.

Nếu đau lưng gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, đi đứng hoặc di chuyển, bạn cần đến khám bác sĩ sớm nhất để nhanh chóng tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả.

nut-dat-mua.webp

Đi lại hay vấp ngã

Trong trường hợp bị đau lưng lan xuống 2 chân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh của bạn ở mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, cơn đau lưng khiến cho bạn bị mất thăng bằng và đi lại hay vấp ngã thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nhất định như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, gai cột sống hoặc hẹp ống sống.

can-di-kham-dau-lung-som-neu-ban-thuong-xuyen-bi-te-nga-khi-di-lai
Cần đi khám đau lưng sớm nếu bạn thường xuyên bị té ngã khi đi lại

Không tự mình đi vệ sinh hoặc thay quần áo

Bạn cũng cần đi khám đau lưng ngay nếu cơn đau nghiêm trọng đến mức khiến bạn không thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt thường ngày như ăn cơm, thay quần áo hoặc tự mình đi vệ sinh.

Cơn đau lưng này có thể là do xương cột sống bị lão hoá gây cứng khớp, khiến bệnh nhân khó cử động cơ thể như bình thường. Nếu không được khám và điều trị sớm, cơn đau lưng có thể làm chèn ép dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng đau dây thần kinh tọa và nặng hơn là yếu liệt hoặc teo cơ.

Tê bì hoặc có cảm giác như kiến bò ở các chi

Một số người bị đau lưng cho biết họ có cảm giác cơ thể như đang bị châm chích, tê bì hoặc ngứa ran như có kiến bò ở các chi. Điều này cho thấy, khả năng cao bệnh nhân đang mắc phải vấn đề về dây thần kinh, khiến đường truyền các tín hiệu thần kinh diễn ra bất thường. 
Nguyên nhân dẫn đến cảm giác tê bì hoặc châm chích kèm theo đau lưng có thể bắt nguồn từ các tình trạng như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa hoặc hẹp cột sống. Những vấn đề này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh, dẫn đến tàn phế. 

neu-bi-dau-lung-kem-theo-te-bi-cac-chi-ban-nen-di-kham-bac-si-ngay-lap-tuc

Nếu bị đau lưng kèm theo tê bì các chi, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức

>>Xem thêm: Thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương

Khi bị đau lưng nên đi khám ở đâu?

Nếu có những dấu hiệu đau lưng được đề cập ở trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc cơ xương khớp để kịp thời phát hiện nguyên nhân cũng như có phương án điều trị thích hợp.

Khi đi khám đau lưng, bệnh nhân nên lựa chọn những phòng khám, bệnh viện uy tín có chuyên khoa cột sống hoặc cơ xương khớp đã được nhiều người bệnh tin tưởng và đến khám. Trong trường hợp cơn đau lưng nghiêm trọng và bệnh nhân không thể đi lại, gia đình nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí sớm. 

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám đau lưng?

Trước buổi khám đau lưng, bệnh nhân cần chuẩn bị những điều sau đây: 

  • Xác định rõ cảm giác đau: Bao gồm cảm giác đau nhói, âm ỉ, như dao đâm hay đau nhức. 
  • Xác định vị trí đau: Cơn đau xuất hiện ở đâu, chẳng hạn như ở cổ, lưng hay lan cả sang những vùng khác (vai, cánh tanh, xương chậu hoặc chân). Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần cảm nhận được cơn đau phân bố tập trung chỉ một vùng hay lan toả sang những khu vực khác. 
  • Tần suất cơn đau: Trước khi khám đau lưng, bệnh nhân cũng cần nắm bắt rõ tần suất của cơn đau, bao gồm đau liên tục, ngắt quãng, hay trở nên tồi tệ hoặc tốt hơn sau khi thay đổi tư thế. 
  • Thời điểm bắt đầu cơn đau: Bệnh nhân bị đau lưng sau khi thức dậy vào buổi sáng hay sau một chấn thương nào đó. 
  • Các phương pháp điều trị trước đó: Chẳng hạn như chườm nóng lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. 

Chuẩn bị những thông tin trên có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả hơn. 


chuan-bi-thong-tin-truoc-khi-di-kham.webp 

Chuẩn bị thông tin cần thiết về tình trạng đau lưng của bạn trước buổi khám

>>Xem thêm: Bệnh thoái hóa cột sống lưng ở thanh niên xảy ra do đâu?

Có cách nào giúp ngăn ngừa đau lưng không?

Thực tế, có rất nhiều cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau lưng, bao gồm:

  • Ngồi đúng tư thế, giữ lưng thẳng và chân vuông góc với sàn nhà, tránh ngồi gù lưng. 
  • Điều chỉnh tư thế nằm phù hợp sao cho giữ cột sống thẳng hàng với cổ và hông.
  • Tránh bê vác đồ nặng. 
  • Tập thể dục mỗi ngày với những bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga hoặc chạy bộ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khoẻ hơn. 

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên như Cốt Thoái Vương giúp hỗ trợ phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả.

Cốt Thoái Vương ra đời vào năm 2008 và được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với những thảo dược quý khác như thiên niên kiện và nhũ hương. Sản phẩm Cốt Thoái Vương đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ làm giảm đau lưng, nhức mỏi xương khớp và các triệu chứng khác của viêm thoái hoá khớp, cột sống.

Hơn nữa, Cốt Thoái Vương cũng giúp hỗ trợ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như vitamin K2, vitamin B1, B2, MSM, canxi, magie, canxi và glycin. Đây đều là những nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với sức khỏe hệ xương khớp, cột sống.

chuong-trinh-tiet-kiem-chi-phi-cho-nguoi-dung-Cot-Thoai-Vuong.webp

Cốt Thoái Vương giúp giảm đau lưng

hotline.gif

Nhờ vào những thành phần thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm Cốt Thoái Vương không những mang lại hiệu quả hỗ trợ phòng ngừa đau lưng mà còn rất an toàn đối với người sử dụng. Bạn có thể yên tâm dùng Cốt Thoái Vương lâu dài mà không cần phải lo lắng về tác dụng phụ. 
Như vậy qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được khi nào nên đi khám đau lưng. Trong nhiều trường hợp, đau lưng kèm theo những dấu hiệu khác có thể đang cảnh báo một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!