Tác giả: Khánh Vũ /Chuyên gia cố vấn: Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm

Vùng thắt lưng hay lưng dưới bị đau âm ỉ là nỗi khổ của rất nhiều người. Tuy nhiên, có không ít người coi thường chứng đau thắt lưng này nên hậu quả để lại là gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Đau lưng dưới được chia thành nhiều dạng khác nhau, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng của từng loại thì mới tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Đau thắt lưng là gì?

Hiện tượng đau thắt lưng hay đau lưng dưới là một biểu hiện lâm sàng rất hay gặp. Theo thống kê của WHO, đau vùng thắt lưng là triệu chứng lâm sàng đứng thứ 2 chỉ sau cảm cúm. Mặc dù đau lưng dưới thường có nguồn gốc từ cột sống, nhưng cũng có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đau lưng như: Bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh dạ dày, bệnh tim mạch hay trong bụng có các khối u… Ở phụ nữ mang thai những tháng cuối của thai kỳ cũng thường bị đau lưng dưới. Luôn căng thẳng về tâm lý cũng có thể gây đau thắt lưng dưới.

Đau thắt lưng gặp ở rất nhiều người 

Đau thắt lưng gặp ở rất nhiều người

Dựa vào vị trí đau và tính chất cơn đau mà chứng đau thắt lưng có thể được phân thành các dạng: Đau thắt lưng trái, đau thắt lưng phải, đau thắt lưng gần mông, đau thắt lưng lan xuống chân. Mặc dù biểu hiện của chúng là tình trạng đau nhức vô cùng khó chịu nhưng nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của từng dạng đau lưng cũng không hoàn toàn giống nhau. Để đi sâu vào từng dạng đau lưng dưới, hãy tiếp tục đọc các thông tin dưới đây!

>>Xem thêm: Tôi nên giảm đau thắt lưng bằng cách đeo đai lưng hay uống Cốt Thoái Vương?

Đau thắt lưng trái

Đau thắt lưng bên trái là triệu chứng khá phổ biến, gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải.

Nguyên nhân đau lưng dưới bên trái

Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm hay bệnh liên quan tới thận.

- Thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa khoang gian đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực trọng tải tác động lên cột sống. Nếu đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị ra ngoài sẽ làm thu hẹp khoang gian đốt sống, làm giảm hoặc mất nhiệm vụ đệm đỡ.

- Bệnh về thận: Có thể là hậu quả của vùng cơ thắt lưng bị kéo giãn hoặc rách. Nghiêm trọng hơn, sỏi thận, nhiễm trùng thận cũng có thể gây ra tình trạng này.

- Viêm loét dạ dày: Bệnh làm hệ dây chằng co thắt, các bộ phận hạn chế nhu động và có thể bị dịch chuyển vị trí. Bởi vậy, cơ hoành không thể hạ xuống hết được và cơ không được nghỉ ngơi. Sự quá tải này cũng có thể gây cảm giác đau lưng dưới bên trái.

- Ngoài ra đau lưng dưới bên trái còn do bong gân: Bạn bị đau sau khi mang vác nặng.

 Đau thắt lưng trái do mang vác nặng

Đau thắt lưng trái do mang vác nặng

Triệu chứng đau thắt lưng trái

Khi bị đau lưng bên trái, bạn sẽ gặp các triệu chứng như sau:

- Đau đột ngột khi mang vác vật nặng hoặc khi vặn mình, vị trí đau là ở cuối, gần xương cụt.

- Đau thắt lưng bên trái thường nặng hơn đau thắt lưng bên phải. Thi thoảng cảm giác đau buốt lan xuống bộ phận sinh dục, đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi.

- Đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi.

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau lưng bên trái diễn ra thường xuyên thì nên đi khám chữa bệnh ngay. Vì tình trạng này tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn.

>>Xem thêm: Bài tập yoga trị đau lưng hiệu quả nhanh

Đau thắt lưng phải

Đây là cảm giác đau âm ỉ ở vùng thắt lưng bên phải. Người bệnh khi mắc phải sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống.

Những triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng phải là đau ê ẩm, đôi lúc đau dữ dội hoặc âm ỉ sau khi bê, mang vác vật nặng, hoặc khi thay đổi tư thế. Do đó khiến người bệnh thường xuyên phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng bên phải:

 - Nguyên nhân khách quan:

+ Do hoạt động thể lực như chơi thể thao, mang vác nặng…

+ Do làm việc, nghỉ ngơi không đúng tư thế

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Viêm ruột thừa: Đau thắt lưng bên phải có thể là dấu hiệu báo trước bạn bị viêm ruột thừa, nếu bạn cảm thấy đau, lúc đầu nhẹ, sau chuyển sang đau dữ dội đến mức không chịu nổi kèm theo sốt và nôn thì ngay lập tức cần đi đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị.

 Đau thắt lưng phải do viêm ruột thừa

Đau thắt lưng phải do viêm ruột thừa

+ Bệnh nhiễm trùng tiết niệu (UTI), tiểu tiện ra máu, nước tiểu màu vàng, nặng mùi hoặc cảm giác nóng ran trong quá trình tiểu tiện.

+ Do thoái hóa đốt sống, bệnh thoát vị đĩa đệm: Khi nhân nhầy của đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực nó sẽ nhô ra chèn ép vào hệ thống thần kinh gây ra đau tập trung ở vùng thắt lưng.

+ Bệnh sỏi thận: Lúc đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau âm ỉ nhưng khi bệnh nặng dần sẽ đau sang cả vùng thắt lưng phải, thắt lưng trái xuống tận háng và các bộ phận khác.

+ Đau vùng thắt lưng bên phải còn do hội chứng ruột dễ bị kích thích (IBS), một căn bệnh gây ra đau lan tỏa.

>>Xem thêm: Mách bạn cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam vừa rẻ vừa tiện dụng

Đau thắt lưng gần mông

Tình trạng này hay còn được gọi là đau hông, xung quanh vị trí này là nơi cư trú của những tạng thận, niệu quản. Thông thường đau lưng dưới gần mông có thể do đau ruột thừa, viêm đại tràng sigma…

- Lạc nội mạc tử cung: Là một bệnh phụ khoa do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại gây đau nhiều vùng bụng và vùng xương chậu, có thể lan sang lưng.

- Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng rối loạn vận động ống tiêu hóa. Bệnh khiến đại tràng dễ bị kích thích, tăng co bóp, dẫn tới sự phản ứng thái quá của cơ thể đối với một số loại thức ăn hoặc khi bị căng thẳng quá mức với những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và đau lưng dưới.

- Viêm tụy: Mặt trước của tụy sát với mặt sau của dạ dày, từ đoạn 2 của tá tràng đi chếch lên trên từ phải sang trái đến rốn lách nên cơn đau có thể lan sang phần bụng và lưng bên trái cơ thể.

- Đau rễ thần kinh: Điều này xảy ra khi dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Các triệu chứng bao gồm đau kèm theo suy yếu, tê hoặc cảm giác ngứa ran. Nguyên nhân của đau rễ thần kinh có thể là do chấn thương, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống…

Đau rễ thần kinh gây đau thắt lưng lan xuống mông và chân 

Đau rễ thần kinh gây đau thắt lưng lan xuống mông và chân

>>Xem thêm: Bị đau đầu gối khi lên xuống cầu thang nguyên nhân vì sao?

Đau thắt lưng lan xuống chân

Khi các cơn đau nhức vùng thắt lưng đột nhiên chạy xuống chân khiến người bệnh đau đớn, đi lại khó khăn. Vậy tình trạng đau thắt lưng lan xuống chân do đâu?

- Đau dây thần kinh tọa: Đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng bàn chân theo đường mà dây thần kinh tọa chạy qua. Cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội tùy vào tình trạng và thời kỳ của bệnh. Bệnh để lâu không được chữa trị có thể khiến chân bị teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại.

- Tổn thương cột sống: Đau vùng thắt lưng lan xuống chân cũng có thể là do vùng cột sống bị chấn thương như: Dây chằng, khớp, đĩa đệm có vấn đề. Thoát vị đĩa đệm làm phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trên. Bởi phần đĩa đệm chèn lên rễ thần kinh chạy xuống chân gây ảnh hưởng, ở giai đoạn đầu bạn sẽ thấy các triệu chứng đau nhức lưng, cơn đau nhanh chóng lan xuống mông, đùi, chân, bàn chân… Dần dần không được điều trị, theo thời gian cơn đau sẽ tăng nặng hơn, hạn chế khả năng vận động, cuối cùng biến chứng nguy hiểm nhất chính là bại liệt.

Để xác định tình trạng bệnh được chính xác nhất, khi có các biểu hiện như trên, bạn cần đến ngay bệnh việc vào các khoa xương khớp để chụp X-quang, xét nghiệm máu… từ đó xác định chính xác bệnh và có các biện pháp chữa trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn bị đau từ thắt lưng xuống chân trái là biểu hiện của bệnh gì?

Cách điều trị đau thắt lưng

Muốn cho việc điều trị đau thắt lưng được hiệu quả, ngoài việc đi khám để xác định rõ nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa phù hợp với tình trạng bệnh thì người bị đau lưng dưới cần lưu ý thực hiện một số điều sau:

- Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống để tăng cường đề kháng, chống oxy hóa cũng giúp trị đau vùng thắt lưng.

- Dùng dầu tỏi massage đều vùng thắt lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.

- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn: Đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng dưới.

- Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau thắt lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng, dễ gây ra đau lưng hơn.

- Chườm nóng vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.

- Dùng nước ép chanh hòa với 1 chút muối uống 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng hoặc nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.

- Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và sử dụng giường - gối - nệm loại tốt cũng giúp giảm chứng đau thắt lưng, đau vai gáy hiệu quả.

>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Giảm đau lưng dưới nhờ Cốt Thoái Vương

Khi xác định chính các được các nguyên nhân gây đau lưng dưới, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị theo chuyên khoa xương khớp, tiêu hóa, thận tiết niệu… phù hợp. Thống kê tất cả các nguyên nhân gây đau thắt lưng từ đau lưng trái, đau lưng phải, đau lưng dưới gần mông hay đau lưng dưới lan xuống chân thì nguyên nhân do xương khớp, cột sống, đĩa đệm là phổ biến nhất. Để hỗ trợ cho việc điều trị đau thắt lưng được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn, việc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng bồi bổ, giảm đau, mạnh gân cốt lại được các chuyên gia khuyến khích. Điển hình trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.

 

Cốt Thoái Vương cải thiện đau vùng thắt lưng

Cốt Thoái Vương cải thiện đau vùng thắt lưng

tu-van

Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh (chiết xuất từ một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mạn tính, thoái hóa, lão hóa và các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi già yếu; Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, các chứng viêm sưng; Các vitamin B (B1, B2) và Vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức phù hợp giúp cải thiện triệu chứng và phòng ngừa đau vùng thắt lưng tiến triển nặng.

Xuất hiện gần 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người tiêu Cốt Thoái Vương

- Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương – SĐT: 0983.141.823) bị đau lưng, nhờ có sản phẩm Cốt Thoái Vương, bà đã có thể đi lại.

- Bà Nguyễn Thị Thiện (sinh năm 1967, ở thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông - SĐT: 0399.122.161) bị đau lưng, chân tê buốt. Vậy mà tình trạng của bà đã cải thiện nhờ Cốt Thoái Vương.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện đau lưng bằng Cốt Thoái Vương

Sản phẩm cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực qua Zalo của số hotline 0902.207.112:

cot-thoai-vuong 2

Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia về Cốt Thoái Vương

Dầu vẹm xanh là chất chứa rất nhiều omega 3 và các dưỡng chất mạnh gân cốt. Vậy cách chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm bằng Đông y nhờ dầu vẹm xanh như thế nào? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân giải đáp:

>>Xem thêm: Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của bệnh gì? GS. TS Nguyễn Văn Thông giải đáp TẠI ĐÂY

Trên đây các nguyên nhân gây đau thắt lưng bạn có thể bỏ qua dẫn tới sai sót trong điều trị. Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ