Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu bệnh nhân gặp phải những tình trạng đau lưng khác nhau. Trong đó, chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có đến 3,5 triệu người gặp phải các vấn đề gây đau lưng thường xuyên, khoảng 6 triệu người gặp phải những triệu chứng đau lưng không thường xuyên. Mỗi năm có đến 50 triệu USD được chi để cải thiện và điều trị các vấn đề gây đau lưng. Ngay tại Việt Nam, con số thống kê những người bị đau lưng hàng năm cũng lên tới 2 triệu. Cùng nhận biết các dạng đau lưng thường gặp trong cuộc sống để có các biện pháp can thiệp sớm nhất khi gặp phải.

Đau lưng gặp ở bất kỳ ai

Nhắc đến đau lưng, nhiều người liên tưởng đến những cụ ông, cụ bà xương cốt đã bị thoái hóa nhưng thực tế tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải tình trạng này. Có nhiều mức độ đau lưng khác nhau, có người xuất hiện cơn đau đột ngột, người khác không bị nặng nhưng kéo dài, người thì bị đau âm ỉ không thể chuyên tâm làm việc được. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là gì mà các triệu chứng đau lưng có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn hoặc phát triển nặng nề thêm, kéo dài khiến việc sinh hoạt, cử động thông thường trở nên khó khăn. Dựa vào cách phân biệt các dạng bệnh đau lưng mà các chuyên gia có thể điều chỉnh phương pháp điều trị và tập luyện sao cho hiệu quả. Cụ thể, hiện nay đang có 5 dạng đau lưng phổ biến thường gặp dưới đây.

Đau lưng dưới

Người ta còn thường gọi đau lưng dưới là đau thắt lưng. Đây là dạng đau lưng thường gặp nhất. Trong một số trường hợp, cơn đau lưng dưới sẽ tự biến mất nhưng cũng có nhiều bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp khác nhau mới khắc phục được cơn đau.

Triệu chứng đau lưng dưới

Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy bị đau âm ỉ sau đó thêm cảm giác đau nhói như khi bị kim châm. Đau lưng dưới ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận động, chúng khiến người mắc phải cảm thấy khó khăn mỗi lần đi lại hoặc khi đứng lên ngồi xuống.

Nguyên nhân gây đau lưng dưới

– Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là phần nằm ở giữa các đốt sống, chúng được bôi trơn và thực hiện nhiệm vụ chính là giảm lực ma sát, hao mòn, từ đó hạn chế các chấn thương, thoái hóa của đốt sống. Trong trường hợp đĩa đệm bị vỡ, thoát vị, phù nề hoặc bị yếu đi sẽ gây ra đau xương khớp, hệ thần kinh bị chèn ép cũng phát sinh nhiều cơn đau dữ dội.

– Đau lưng dưới do hội chứng đau thần kinh tọa: Đây là triệu chứng rất điển hình, dây thần kinh tọa rất dài, chúng nối từ gót chân lên tận vùng thắt eo. Nếu dây thần kinh tọa bị tổn thương thì cũng gây ra chứng đau lưng.

 Triệu chứng đau lưng dưới

Triệu chứng đau lưng dưới

– Căng cơ: Có nhiều nguyên nhân khiến gân cơ bị căng quá mức như khi vận động quá mạnh, phải nâng vác vật dụng có khối lượng lớn…

– Đau lưng dưới do một số bệnh mạn tính: Người bệnh đang phải trải qua tình trạng viêm cột sống dính khớp, hiện tượng hẹp ống sống, bệnh đau cơ xương.

– Các nguyên nhân khác: Béo phì khiến vùng lưng dưới chịu áp lực lớn, những người lười vận động, đối tượng phải làm những công việc nặng nhọc hay ngồi quá nhiều.

Đau thắt lưng là biểu hiện của bệnh gì? Chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn qua video:

Đau lưng trên

Giới hạn của phần lưng trên được tính từ phần cuối của cổ tới phần cuối cột sống có xương sườn, nằm thấp hơn một chút so với vị trí của nhánh xương sườn cuối, bao gồm cả hai bả vai.

Triệu chứng

Phần lưng trên bị đau kèm theo đó là những triệu chứng khác như thắt cơ tim gây đau, tức ngực, nhức mỏi bên vai,…

Nguyên nhân

– Đau lưng trên cấp tính thường gặp do tình trạng căng thẳng kéo dài.

– Biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh liên sườn.

– Bệnh nhân bị vi khuẩn tấn công hoặc bị nhiễm cúm. Bên cạnh đau lưng trên còn bị mệt mỏi, uể oải toàn thân.

– Sức bền của cơ bụng kém cũng dẫn đến cảm giác đau lưng phía trên.

– Nằm, ngồi, vận động với tư thế sai; công việc lao động nặng nhọc.

– Co cơ vì lực tác động lớn (chẳng hạn như khi nâng vật nặng, kéo đẩy cả khối lượng lớn,…)

Đau lưng giữa

Triệu chứng

Những cơn đau khó chịu tại vùng lưng giữa không chỉ khiến vận động bị hạn chế mà ngay cả quá trình hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cảm thấy bị đau nhiều hơn khi hít thở. Cơn đau ở lưng có thể lan dần xuống chân gây tê mỏi, đi lại vất vả, xoay người sẽ bị đau hơn.

Nguyên nhân

– Gặp nhiều nhất là do bị căng cơ hoành. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để có biện pháp điều trị kịp thời vì cách nghỉ ngơi tại nhà không cho hiệu quả cao. Để cơ hoành được nghỉ ngơi bạn chỉ có cách duy nhất là hạn chế hít thở, điều này rất khó tự thực hiện vì vậy mới cần sự hỗ trợ của y tế.

– Do làm việc quá nhiều, tư thế không đúng khi mang vác, bưng bê.

– Bị chấn thương (tai nạn, va quẹt,…)

– Hệ thần kinh quá “căng” do người bệnh thường xuyên phải chịu áp lực lớn, stress, khủng hoảng kéo dài.

>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Đau lưng trái

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau lưng bên trái. Để biết bạn gặp phải tình trạng này do đâu hãy căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm:

- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đau lưng bên trái kèm tiêu chảy, nôn mửa do bị dị ứng thức ăn.

- Đau dạ dày: Khi bạn xuất hiện cơn đau do viêm loét dạ dày, các dây thần kinh sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo căng thẳng truyền về não bộ. Chính điều này sẽ gây ra một loạt các phản ứng co thắt – giãn hoặc gây rút dây chằng làm xuất hiện cơn đau lưng kèm tê chân. Cơn đau này sẽ giảm dần khi lực căng của dây chằng trở về vị trí ban đầu.

- Sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận: Đau lưng trái kèm đau buốt bụng lan xuống cơ quan sinh dục, mót tiểu liên tục, mệt mỏi, người xanh xao buồn nôn.

- Căng cơ lưng: Đau thắt lưng bên trái kèm đau mỏi cơ, cứng đơ vùng thắt lưng trái, đau nhiều khi đứng, ngồi lâu.

 Đau lưng trái do đau dạ dày

Đau lưng trái do đau dạ dày

- Đau thần kinh tọa: Đau thắt lưng trái lan dọc xuống chi dưới hoặc hai bên, đặc điểm của cơn đau là âm ỉ hoặc dữ dội với cảm giác tê nóng, đau như dao đâm, kiến bò.

- Thoát vị đĩa đệm: Đau lưng bên trái đột ngột khi mang vác nặng, khi vặn mình. Đau dọc vùng mông, hông lan xuống chân, tê bì chân. Các cơn đau kéo căng cơ chân khi cúi, ngửa, phải nằm 1 tư thế để giảm đau.

>>Xem thêm: ĐAU LƯNG do thoái hóa đốt sống: Căn bệnh khiến dân văn phòng lũ lượt nghỉ việc

Đau lưng phải

Đau lưng bên phải xảy ra không phổ biến, chỉ phát sinh trên một vài đối tượng nhất định.

Triệu chứng

Đau lưng phải thường có các biểu hiện sau:

- Đau dữ dội, đau nhói đột ngột hoặc đau buốt vùng lưng phía bên phải, chủ yếu ở lưng dưới.

- Đau liên tục nhiều giờ liền, đôi khi lan sang cả phần hông, xuống đến chân hoặc lan lên cánh tay.

- Đau tăng khi vận động, cúi gập người, xoay người, mang vác vật nặng,… và giảm nếu nghỉ ngơi hợp lý.

Nguyên nhân

Đau lưng bên phải thường khó xác định nguyên nhân, theo các chuyên gia, khi có dấu hiệu đau lưng phía bên phải, có thể do:

- Đau cơ năng: Nguyên nhân do hoạt động thể thao quá mức, lao động nặng nhọc, sai tư thế khi ngồi hoặc đứng, xoay người đột ngột, té ngã, va đập không bị chấn thương,…

- Viêm ruột thừa: Nếu lưng và bụng bên phải đau âm ỉ không có dấu hiệu giảm, kèm theo tình trạng sốt, buồn nôn, đau không thể chịu được,… có thể bạn đang bị viêm ruột thừa.

- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, dây thần kinh tọa có thể gây đau nhức khó chịu vùng lưng và thắt lưng bên phải.

- Bệnh sỏi thận: Ban đầu có thể cảm thấy đau nhẹ, sau một thời gian cơn đau sẽ lan sang vùng thắt lưng gây đau lưng bên phải, thậm chí còn lan xuống tận chân.

- Hội chứng ruột kích thích: Đây là bệnh lý có khả năng gây đau lan tỏa, dấu hiệu nhận biết khá mập mờ, thường gây mệt mỏi, buồn nôn, đôi khi còn bị táo bón hoặc tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng.

Ngoài ra, đau lưng bên phải còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như: Nhiễm trùng tiết niệu, đau thần kinh liên sườn, rối loạn khớp, mắc một số vấn đề về tim mạch,…

>>Xem thêm: Lời khuyên về chế độ ăn với bệnh thoái hóa đốt sống

Các phương pháp điều trị đau lưng

Hầu hết đau lưng trở nên tốt hơn sau một vài tuần điều trị tại nhà và chú ý cẩn thận. Nếu việc điều trị tại nhà cho kết quả không khả quan, bác sĩ có thể đề xuất thay thế phương pháp tác động mạnh hơn. Các phương pháp điều trị bao gồm:

 Vật lý trị liệu chữa đau lưng

Vật lý trị liệu chữa đau lưng

Uống thuốc

Bác sĩ có chỉ định cho bạn dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen. Nếu mức độ đau lưng nhẹ đến trung bình nhưng không đáp ứng với thuốc giảm đau trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giãn cơ.

Thuốc giảm đau gây nghiện, có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn nhưng phải dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Liều thấp của một số loại thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm tricyclic như amitriptylin đã được chỉ định để làm giảm đau lưng mạn tính.

Vật lý trị liệu và tập thể dục

Liệu pháp vật lý có thể áp dụng, ví dụ như nhiệt, chườm đá, siêu âm, kích điện để cơ bắp giảm căng cứng. Để cải thiện cơn đau, các bài tập cụ thể được hướng dẫn nhằm tăng tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, thành bụng và cải thiện tư thế. Thường xuyên sử dụng những kỹ thuật này sẽ giúp ngăn chặn cơn đau tái phát.

Tiêm

Nếu các biện pháp trên không làm giảm đau kèm theo đó là cơn đau lan tỏa xuống chân, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống viêm vào không gian xung quanh tủy sống (không gian ngoài màng cứng). Tiêm cortisone giúp giảm viêm quanh rễ thần kinh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm thuốc tê và chống viêm vào các khớp đốt sống.

Phẫu thuật

Rất ít trường hợp đau lưng tới mức buộc phải phẫu thuật. Nếu bạn bị đau liên tục kết hợp đau chân hoặc yếu cơ do hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép gây ra, không đáp ứng với các biện pháp điều trị chuyên sâu khác, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Thảo dược điều trị

Một số thảo dược kháng viêm, mạnh gân cốt có thể hữu ích trong việc điều trị đau lưng. Các loại dược liệu thường được nhắc tới như ớt, vỏ cây liễu, thiên niên kiện, nhũ hương, lá lốt…

>> Xem thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống lưng ở thanh niên xảy ra do đâu?

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị đau lưng

Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau lưng, người bị đau lưng nên bổ sung sản phẩm mạnh gân cốt có nguồn gốc thiên nhiên; điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương.

Cốt Thoái Vương là sự kết hợp giữa dầu vẹm xanh với các loại thảo dược thiên nhiên như thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin, glycin… tạo thành một công thức toàn diện hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

- Thành phần chính dầu vẹm xanh: Có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy dầu vẹm xanh có tác dụng giảm đau, cải thiện vận động, cung cấp dưỡng chất cho xương khớp, cột sống.

- Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại.

- Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, kháng viêm, giúp đưa vitamin và dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, xương khớp.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ, duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; vitamin K còn tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe.

- Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống nhờ đó giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Mắc đau lưng do thoát vị đĩa đệm đã nhiều năm, anh Nguyễn Thành Chiến (Bình Dương - SĐT: 0908.942.099) gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhờ duy trì sử dụng Cốt Thoái Vương, anh đã vận động dễ dàng, sinh hoạt trở lại bình thường:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện đau lưng bằng Cốt Thoái Vương

Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Đánh giá của chuyên gia

Hiện nay, rất nhiều người bị đau lưng uống Cốt Thoái Vương để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Vậy bị đau lưng uống Cốt Thoái Vương có tốt không? GS.TS Nguyễn Văn Thông tư vấn:

Xem thêm: Phương pháp kéo giãn cột sống giúp điều trị đau lưng do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY

Bài viết đã giúp bạn phân biệt 5 dạng đau lưng thường gặp. Nếu còn thắc mắc về chứng đau lưng hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ, kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

Khánh Vũ