Hiện nay theo một thống kê tại Mỹ có khoảng hơn 2 triệu người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và chi phí điều trị khoảng hơn 21 tỷ đô la. Còn ở Việt Nam có khoảng 30% dân số mắc bệnh này, trong đó chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 20-65 tuổi. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng như thế nào, chẩn đoán và cách điều trị ra sao? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bạn cần phải biết

Khi trải nghiệm đau lưng mà lan đến chân, các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể chịu được. Một trong những nguyên nhân có thể nhắc đến ngay đó là thoát vị đĩa đệm.

Khi một đĩa đệm bị thoát vị, một phần nhỏ của nhân nhầy sẽ bị đẩy ra ngoài và chèn ép ống tủy sống. Điều này có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến tê, đau hoặc yếu chân, cánh tay.

Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm mà không thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nhưng hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm sẽ gây đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:

- Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, đau tê bắt đầu lan xuống mông sau đó kéo xuống phía sau hoặc bên hông chân.

- Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hay cánh tay.

- Đau nhiều hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm đôi khi là kết quả của sự thoái hóa và tổn thương liên quan tới lão hóa. Hầu hết mọi người không thể xác định được nguyên nhân chính xác của đĩa đệm bị thoát vị. Một số trường hợp bạn nâng vật nặng sai tư thế cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tuổi: Thoát vị đĩa đệm phổ biến ở tuổi trung niên, đặc biệt là giữa 35 - 45, do lão hóa liên quan đến sự thoái hóa của các đĩa đệm.

Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm vì nicotin làm giảm nồng độ ôxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng từ các mô cơ thể.

 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Trọng lượng: Vượt quá trọng lượng cơ thể gây ra tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm.

Chiều cao: Tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đàn ông cao hơn 180cm và phụ nữ cao hơn 170cm có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm lớn hơn.

Nghề nghiệp: Những người có công việc phải nâng, kéo, đẩy vật nặng, ngồi nhiều… sẽ tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm bạn có thể gặp phải

Trường hợp thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa, đè nén các rễ thần kinh cột sống dù rất ít nhưng một khi xảy ra lại khá nghiêm trọng. Đôi khi nếu không được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp, tình trạng bệnh sẽ gây ra yếu cơ hoặc nguy hiểm hơn đó là liệt vĩnh viễn. Một số biến chứng khác bao gồm:

- Đau dữ dội kèm tê hay yếu lan sang một hoặc cả hai chân.

- Rối loạn chức năng ruột, bàng quang như: Tiểu không kiểm soát hoặc tiểu khó, mất cảm giác từ trực tràng.

>>Xem thêm: Tiểu tiện không tự chủ vì thoát vị đĩa đệm. Tại sao?

Khi nào cần tới gặp chuyên gia y tế?

Nếu cơn đau lưng của bạn không biến mất sau một tuần, hãy đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán. Đau lưng thường xuyên cản trở các hoạt động hàng ngày. Thông thường, những đau đớn và tàn tật được cải thiện đáng kể trong 4 - 6 tuần. Nếu có thể tham gia vào các hoạt động hạn chế nhưng không thấy có cải thiện trong ba tuần, cần đi khám ngay.

 Gặp chuyên gia y tế nếu bị thoát vị đĩa đệm

Gặp chuyên gia y tế nếu bị thoát vị đĩa đệm

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu:

- Mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, đại tiện.

- Đau tăng lên theo thời gian.

- Gia tăng tình trạng tê hoặc yếu một hoặc cả hai chân.

- Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép lên rễ thần kinh cột sống, gây ra hội chứng đuôi ngựa. Lúc này, rất có thể bạn sẽ cần tới một cuộc phẫu thuật khẩn cấp.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Để xác định xem liệu bạn có bị thoát vị đĩa đệm hay không, chuyên gia y tế có thể tiến hành một số thử nghiệm:

Thử nghiệm chân thẳng và chân giao nhau: Nằm thẳng và tiến hành kiểm tra triệu chứng của chân.

Kiểm tra thần kinh: Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, khả năng đi bộ và khả năng kiểm soát đại tiểu tiện bởi vì khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác nhận vị trí của đĩa đệm thoát vị và dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Máy vi tính cắt lớp (CT scan): Một đơn vị X - quang tạo ra hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh nó.

Myelogram: Một chất nhuộm màu được tiêm vào dịch tủy sống, sau đó chụp X - quang. Xét nghiệm này có thể hiển thị áp lực lên cột sống hoặc dây thần kinh do nhiều đĩa đệm thoát vị hoặc các nguyên nhân khác.

>>Xem thêm: Các biện pháp phòng tránh và luyện tập cho người bị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đệm

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Nhiều người cải thiện bệnh lý sau một hoặc hai tháng điều trị bảo tồn. Hình ảnh nghiên cứu cho thấy phần đĩa đệm nhô ra co lại theo thời gian, tương ứng với sự thuyên giảm về triệu chứng. Tùy thuộc vào triệu chứng, chuyên gia y tế có thể khuyên bạn nên:

Thay đổi hoạt động: Hãy cố gắng tránh xa các hoạt động làm nặng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như khuân vác nặng, ngồi trước máy tính lâu. Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng thường xuyên.

Vật lý trị liệu: Một số liệu pháp vật lý như dùng nhiệt, nước đá, kéo giãn, sóng siêu âm hay kích thích điện có thể giúp giảm đau. Khi cơn đau được cải thiện, vật lý trị liệu bắt đầu phục hồi chức năng và ổn định cột sống.

 Điều trị thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Thuốc giảm đau, kháng viêm: Nếu cơn đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể cho biết để có một thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs. Tuy nhiên chúng sẽ gây ra nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, có thể gây hại cho gan.

Thuốc giãn cơ bắp: Giúp giảm co thắt các cơ. Chóng mặt, yếu cơ là tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này.

Thuốc giảm đau thần kinh: Thuốc cũng đã được chỉ định cho loại đau nặng.

Nghỉ ngơi: Đôi khi bạn cần tới một hoặc hai ngày nghỉ ngơi trên giường.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Khoảng 10% những người có đĩa đệm bị thoát vị phải phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau 6 tuần. Phẫu thuật cũng có thể được xem xét nếu dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép.

Phẫu thuật liên quan đến việc cắt bỏ một số xương cột sống đang chèn ép rễ thần kinh. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một kính hiển vi hoặc ống kính lúp, sau đó tạo ra một vết mổ nhỏ. Một số ít xương và dây chằng có thể bị loại bỏ để dễ dàng tiến sâu vào các đĩa đệm thoát vị và rễ thần kinh. Vết mổ được khép kín bằng chỉ may hoặc đinh kẹp.

Một số người người bệnh được trở về nhà ngay trong ngày, trong khi những người khác ở lại bệnh viện qua đêm. Hầu hết mọi người hồi phục và trở lại làm việc trong vòng 2 - 6 tuần. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát

>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cải thiện thoát vị đĩa đệm

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh thường được khuyên áp dụng song song các phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều trị, tránh thoát vị đĩa đệm tái phát. Thường xuyên luyện tập, vận động, duy trì tư thế làm việc khoa học, nâng vật nặng đúng cách và bỏ hút thuốc và sử dụng Cốt Thoái Vương là những lời khuyên của chuyên gia y tế.

Cốt Thoái Vương là sản phẩm giúp điều hòa, tăng cường miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên của cơ thể, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, đốt sống thay thế; Giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp, đốt sống trong đó có thoái hóa đốt sống cổ hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm có phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) chứa nhiều omega-3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm, thoái hóa khớp.

Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm; cùng các vitamin B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức đầy đủ cho người bị thoát vị đĩa đệm, giúp giảm triệu chứng đau lưng, đau thần kinh một cách an toàn.

 Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm

mua-ngay

Xuất hiện 10 năm trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người tiêu dùng sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương

- Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương – SĐT: 0983.141.823) đột ngột bị đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân. Nhờ có sản phẩm Cốt Thoái Vương, bà đã có thể đi lại. Cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu TẠI ĐÂY.

- Bà Nguyễn Thị Thiện (sinh năm 1967, ở thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông - SĐT: 0399.122.161) bị thoát vị đĩa đệm chèn rễ dây thần kinh, đau lưng, chân tê buốt. Vậy mà, nhờ dùng sản phẩm thảo dược phù hợp, tình trạng của bà đã cải thiện:

Xem thêm: Kinh nghiệm của nhiều người cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng Cốt Thoái Vương TẠI ĐÂY

Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ hơn những kiến thức liên quan tới bệnh thoát vị đĩa đệm rồi phải không? Nếu còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh