Đau lưng khi trời lạnh hay khi thay đổi thời tiết là tình trạng gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách điều trị thế nào là hiệu quả?

Đau lưng khi trời lạnh - nguyên nhân do đâu?

Nhiều người thường than thở:” Mỗi khi thời tiết trái gió trở trời, tôi lại bị đau lưng, buốt hết cả người”. Vậy tại sao nhiều người bị đau lưng khi trời lạnh? Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự tăng giảm của nhiều yếu tố bên trong cơ thể như: Lượng máu đến khớp, độ nhớt của dịch khớp, độ nhớt của máu,... 
Khi thời tiết chuyển rét, nhiệt độ hạ thấp, không khí lạnh qua các lỗ chân lông đi vào trong cơ thể, các mạch máu dưới da bị co lại, khiến lượng máu đến xương khớp bị hạn chế. Thiếu máu đến khớp khiến khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, sụn khớp và màng hoạt dịch bị kích thích gây đau.
Đồng thời, dây chằng quanh khớp, cột sống cũng bị co kéo để chống lại sự lạnh, điều này càng làm nặng thêm tình trạng đau lưng. Dịch khớp cũng bị khô quánh lại, làm giảm sự vận chuyển dinh dưỡng đến cho xương khớp, khiến chân tay, lưng càng đau buốt, tê cứng hơn.

dau-lung-khi-troi-lanh-do-thieu-mau-den-khop-2.webp 
Đau lưng khi trời lạnh do thiếu máu đến khớp

8 bệnh xương khớp gây đau lưng khi trái gió trở trời

Tình trạng đau lưng khi thời tiết thay đổi thường không tự nhiên xuất hiện mà nó phải có điều kiện cần là bạn đang gặp phải một số bệnh xương khớp, cột sống khác. Dưới đây là 8 bệnh lý có thể dẫn tới đau lưng khi trời lạnh mà bạn cần biết:

Đau lưng khi trời lạnh do thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp ở người có tuổi. Thông thường, người già bị đau lưng quanh năm, nhưng khi thay đổi thời tiết, tình trạng lưng đau khi trời trở lạnh thường nặng hơn. Các triệu chứng khác có thể đi kèm với tình trạng đau lưng như: Làm việc chóng mệt, hay tối sầm mặt mày, thường kèm theo hội chứng thiếu máu não.

Đau lưng khi trời lạnh do gai cột sống

Khi bị gai cột sống, các mỏm xương dư thừa sẽ chèn ép dây thần kinh tọa gây đau. Triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc dọc cả bàn chân đều thấy đau, tê yếu. Hay một số trường hợp gai cột sống xuất hiện ở vùng cổ sẽ gây đau cứng cổ vai gáy, cử động, xoay, nghiêng, cúi đầu đều khó khăn. Ở những người thường xuyên đứng ngồi sai tư thế hoặc hay để cho hai vai thõng xuống, cong vẹo cột sống cũng là nguyên nhân gây ra đau lưng khi trời lạnh gia tăng.

Trời lạnh bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Những người có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm sẽ thường bị tái phát đau lưng khi trời lạnh. 

Đau lưng nhiều ở đoạn cuối thắt lưng, xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hoặc khi vặn mình là dấu hiệu của sự tái phát bệnh khi trời lạnh. Khi bị đau do thoát vị, bạn sẽ bị hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm cảm giác mặt ngoài cẳng chân và đầu ngón cái cũng như cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu, giảm phản xạ gân gót, tăng nhạy cảm đau của thần kinh tọa.

Đau lưng khi trời lạnh do trượt đốt sống

Khi trời trở lạnh, các cơn đau lưng ở người bị trượt đốt sống sẽ tái phát với mức độ dữ dội hơn. Trượt đốt sống là tình trạng đốt sống trên chệch ra khỏi vị trí so với đốt sống dưới gây đau nhức do đốt sống bị chệch ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh, mô mềm, dây chằng. Cơn đau thường tăng khi đi lại và giảm khi được nghỉ ngơi. 

dau-lung-khi-troi-lanh-do-truot-sot-song

Đau lưng khi trời lạnh do trượt đốt sống

Đau lưng khi trời lạnh cảnh báo loãng xương

Loãng xương có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi thay đổi thời tiết ở nhiều người. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, những người phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh (kể cả đàn ông).
Nguyên nhân loãng xương là do sự lão hoá của cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương dần dần bị suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh, lượng hormone sinh dục nữ giảm rõ rệt, làm thúc đẩy quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Do sự suy giảm cấu trúc của xương, xương giòn và xốp hơn khiến nhiều người dễ bị đau nhức khi vận động nặng hoặc thay đổi thời tiết.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, cũng bắt nguồn từ quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, nhuyễn hoá và mỏng dần đi, làm xơ hóa xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Việc không vận động sẽ gây ra các cơn đau ở gối, kéo lên cả lưng gây đau lưng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp chủ yếu gặp ở nữ giới, có những biểu hiện cứng khớp, sưng đau khớp kéo dài. Theo quan điểm đông y, khi trời lạnh, các yếu tố hàn (gió, lạnh) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Khi các yếu tố này ngưng đọng ở khớp xương làm giảm lưu thông khí huyết, kinh lạc trì trệ, gây đau, sưng khớp. Điều này khiến cho những người viêm khớp dạng thấp thường dễ bị đau lưng khi trời lạnh.

Xơ cứng bì

Xơ cứng bì cũng có thể gây đau lưng khi trời lạnh. Xơ cứng bì là một bệnh hệ thống, biểu hiện cụ thể là sự co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud. Khi thời tiết trở lạnh, những đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Cơn đau lưng lan khắp chi khiến người bệnh có cảm giác đau ê ẩm khắp người, không loại trừ vùng lưng.

>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì thì nhanh khỏi?

Giảm đau lưng khi trời lạnh bằng các biện pháp đơn giản

Thuốc giảm đau

Khi thời tiết thay đổi, có thể người bị đau lưng sẽ cần phải sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc giảm đau do dùng quá liều thuốc giảm đau có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.


giam-dau-lung-khi-troi-lanh-bang-thuoc-giam-dau.webp
  

Giảm đau lưng khi trời lạnh bằng thuốc giảm đau

Giữ ấm cho cơ thể

Bạn nên mặc nhiều lớp quần áo, đảm bảo đủ ấm. Khi di chuyển ngoài đường nên mang theo khăn quàng, găng tay, đi tất chân. Khi xuất hiện tình trạng đau, đặc biệt là sáng sớm sau khi ngủ dậy, bạn nên xoa bóp, massage. Việc này có tác dụng kích thích sự giãn nở các mạch máu, tăng cường máu đi đến các mô trên cơ thể. Buổi tối bạn nên tắm bằng nước ấm và ngâm chân trước khi đi ngủ. Các biện pháp này đều giúp lưu thông khí huyết, giảm tình trạng hàn khí xâm nhập.
Bạn cũng có thể áp một miếng đệm ấm vào khớp đau vì nhiệt sẽ làm cho cơ bắp được thư giãn và bớt đau lưng khi trời lạnh.

Vận động

Tăng cường vận động, thể dục giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, các bài thể dục còn giúp kích thích lưu thông khí huyết, giảm tình trạng cứng khớp, đau lưng vào buổi sáng. Nếu bạn quá đau lưng, có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như xoay người, đi bộ nhẹ,...

>> Xem thêm: Bị đau lưng quá phải làm sao?

Cốt Thoái Vương giúp giảm đau lưng khi trời lạnh

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau lưng khi thời tiết thay đổi, bạn cần lựa chọn biện pháp vừa giúp giảm triệu chứng đau đớn vừa tác động vào các căn nguyên gốc rễ gây ra hiện tượng này mà lại đảm bảo an toàn. Từ đó mới kiểm soát và ngăn chặn các cơn đau nhức tái phát hiệu quả. 
Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương mang tên Cốt Thoái Vương để kiểm soát tình trạng đau lưng khi trời lạnh nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung. Lý do là bởi sản phẩm chứa các thảo dược quý này vừa giúp cải thiện các cơn đau nhức lại vừa tăng cường tuần hoàn máu, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp, cột sống.

 cot-thoai-vuong-cai-thien-dau-lung-khi-thoi-tiet-thay-doi.webp

Cốt Thoái Vương cải thiện đau lưng khi thời tiết thay đổi

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh (một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mạn tính, thoái hóa khớp, lão hóa và các bệnh tim mạch. Dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp rất tốt, tỷ lệ giảm đau khớp, cứng khớp, sưng khớp và phục hồi khả năng vận động rất tốt.

Ngoài ra, sản phẩm còn có sự góp mặt của nhiều thành phần khác như: Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi già yếu, khi thời tiết thay đổi. Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, các chứng viêm sưng. Đồng thời tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể giúp các khớp xương, cột sống hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. 
Đặc biệt, trong thành phần của Cốt Thoái Vương còn có các vitamin B (B1, B2) và vitamin K2 giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. Do vậy, Cốt Thoái Vương là công thức đầy đủ cho người bị đau lưng do các bệnh xương khớp, vừa giúp giảm đau nhức, kháng viêm lại vừa bổ sung dinh dưỡng, phòng ngừa các cơn đau lưng khi trời lạnh xuất hiện.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương đã được tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Quân Y 103 và cho kết quả giảm đau, cải thiện khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa rất tốt. 


Ket-qua-nghien-cuu-lam-sang-ve-tac-dung-cua-Cot-Thoai-Vuong-duoc-dang-tai-tren-Tap-chi-Y-duoc-lam-sang-108-nam-2010


Kết quả nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương được đăng tải trên Tạp chí Y dược lâm sàng 108 năm 2010

TTẠI SAO BẠN NÊN CHỌN NGAY CỐT THOÁI VƯƠNG KHI GẶP CÁC BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP, CỘT SỐNG, ĐĨA ĐỆM?

1. Thành phần từ 100% thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài.

2. Sản phẩm thảo dược nhưng tác dụng nhanh, hiệu quả có thể thấy ngay sau 1-2 tuần và bạn có thể không cần dùng thuốc tây chỉ sau 1 thời gian uống Cốt Thoái Vương.

3. Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong đó, nổi bật nhất là thành phần omega-3 có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống oxy hóa, giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp.

4. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm; cùng các vitamin B (B1, B2), vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể. Glycin, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

5. Tác dụng theo 2 cơ chế: Giảm triệu chứng và đi sâu vào căn nguyên các bệnh đau lưng, đau vai gáy, đau chân liên quan tới gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống...

6. Được nghiên cứu lâm sàng đồng thời được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, được đông đảo khách hàng tin dùng. 

Trên đây là thông tin về 8 bệnh xương khớp gây đau lưng khi trái gió trở trời. Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới các bệnh đau lưng hay muốn đặt mua Cốt Thoái Vương, vui lòng kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn.

mua-ngay