Bệnh gai đốt sống lưng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Gần đây, thống kê tại khoa cơ xương khớp của các bệnh viện lớn cho thấy, tỷ lệ người bị gai đốt sống lưng ngày càng tăng, đặc biệt là ở độ tuổi từ 30 - 60. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về mức độ nguy hiểm của tình trạng gai đốt sống lưng, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Gai đốt sống lưng là bệnh gì? 

Bệnh gai đốt sống lưng hay thoái hóa cột sống dạng mỏ xương là hiện tượng lắng đọng canxi, làm hình thành gai xương. Đây thực chất là quá trình tự tái tạo của cơ thể khi xương hoặc sụn khớp bị bào mòn. Khi nhận được tín hiệu đốt sống bị tổn thương, cơ chế làm lành sẽ tự lắng đọng canxi bù đắp và vô tình tạo ra gai xương. Nhiều người nghĩ, các gai xương này rất nhọn. Nhưng thực tế, chúng không hề gai góc mà chỉ là các mỏm xương mọc chồi ra ở rìa đốt sống, nhẵn, trơn chu, có chiều dài khoảng vài milimet. Bệnh tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi ở nam giới.

Anh Hoàng Văn Thông (43 tuổi) ở ngõ 2, đường Hàm Nghi, tổ 8, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh - SĐT 0915.960.740) cũng là một trong số rất nhiều người trẻ tuổi không may mắc phải căn bệnh này. Đang từ một người khỏe mạnh, năng động, tích cực tham gia thể dục thể thao thì bỗng dưng anh bị đau nhức cột sống lưng rồi sáng hôm sau không thể đi lại được. Điều này khiến anh vô cùng hoang mang, lo lắng.

 anh-thong-lo-lang-vi-tuoi-con-tre-da-bi-dau-lung-den-noi-khong-di-lai-duoc

Anh Thông lo lắng vì tuổi còn trẻ đã bị đau lưng đến nỗi không đi lại được

>>> XEM THÊM: Đau cột sống vùng thắt lưng - Nguyên nhân và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh gai đốt sống lưng như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, bệnh gai đốt sống lưng không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó nhận biết. Những người trẻ như anh Thông cũng chưa từng nghĩ còn trẻ vậy mà đã gặp phải tình trạng này. Thực tế, nhiều người thường chỉ phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển, gây đau nhức dữ dội hoặc tình cờ nhận chẩn đoán lúc khám sức khỏe tổng quát. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh gai đốt sống lưng điển hình:

- Đau nhói, buốt vùng cột sống lưng: Cảm giác đau nhói, buốt, chạy dọc cột sống lưng như có nguồn điện hay con dao chọc vào xương khi vận động. Một số trường hợp, cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi nhưng cũng có lúc, cơn đau tiến triển nặng hơn, gây co cứng vùng lưng, khiến việc vận động, đi lại trở nên khó khăn.

 dau-nhoi-buot-vung-lung-la-bieu-hien-cua-gai-dot-song-lung

Đau nhói buốt vùng cột sống lưng là biểu hiện của bệnh gai đốt sống lưng

Bạn đang bị gai đốt sống lưng? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006104 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

hotline

- Cơn đau lan xuống hông, mông, chi dưới: Trường hợp nặng, cơn đau lan xuống hông, mông, rồi chạy dọc xuống cẳng, bàn, ngón chân.

- Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Khi gai chèn ép lên rễ dây thần kinh sẽ gây mất cảm giác hoặc châm chích, kiến bò một vùng da.

Trường hợp của anh Thông cũng vậy, anh nói: “Vào tháng 1/2019, trong lúc đang thể dục thể thao buổi chiều với bạn bè thì tôi bị đau nhói cột sống lưng. Khoảng 2 - 3 tiếng sau, cơn đau dữ dội hơn, về đến nhà là không đi được mà chỉ nằm một chỗ. Suốt cả đêm tôi không ngủ được, cảm giác thân thể như bị liệt hoàn toàn vậy. Sáng hôm sau dậy đi vệ sinh cũng phải có 2 người dìu”.

>>> XEM THÊM: Bị gai cột sống nên làm gì để giảm đau lưng?

Nguyên nhân bị gai đốt sống lưng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây gai đốt sống lưng như:

- Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, cột sống cũng bị thoái hóa, ngày càng suy yếu, dễ tổn thương và xuất hiện gai xương.

- Thói quen sinh hoạt: Mang vác nặng, sai tư thế khi làm việc, chơi thể thao, ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị thoái hóa sớm.

- Viêm xương khớp: Kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới việc xuất hiện các mỏ xương mọc chồi ra, gọi là gai xương.

- Lắng đọng canxi: Sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat do thoái hóa xảy ra tại xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm đĩa đệm mất nước, sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến sự hình thành các mỏm xương.

- Chấn thương: Gai đốt sống là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép.

Quay lại với câu chuyện của anh Thông: Đau đớn, không thể đi lại được, anh và gia đình vô cùng lo lắng nên đã đi thăm khám và nhận kết luận bị thoái hóa đốt sống lưng dạng mỏ xương và phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1. Căn nguyên khiến anh bị thoái hóa cột sống dạng mỏ xương (gai đốt sống) sớm như vậy có lẽ là do tính chất công việc lái xe phải ngồi nhiều, cùng với sai tư thế khi chơi thể thao đã khiến cho đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trung tâm, gây đau nhức.

 nguyen-nhan-bi-gai-dot-song-lung-la-gi

Nguyên nhân bị gai đốt sống lưng là gì?

Bạn đang lo lắng về tình trạng đau nhức lưng do gai đốt sống. Bạn muốn được tư vấn? 

dang-ky-goi-lai1

>>> XEM THÊM: Học ngay cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ tại nhà

Gai đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Gai đốt sống lưng có nguy hiểm không là điều không chỉ anh Thông mà rất nhiều người thắc mắc. Các chuyên gia cho rằng, nếu không phát hiện và điều trị sớm, gai đốt sống lưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Cơn đau dữ dội, dai dẳng, tái phát thường xuyên: Khi các gai xương chèn ép vào rễ thần kinh, mô mềm, dây chằng càng nhiều thì cơn đau nhức sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi bạn mang vác nặng, cúi người đột ngột, hoạt động hay vận động sai tư thế,...

- Biến dạng đường cong sinh lý: Nếu để lâu, gai xương mọc dài ra, chèn ép vào các cơ quan xung quanh khiến người bệnh bị đau nhức. Để tránh đau nhức, người bệnh không thể đứng thẳng mà phải nghiêng hoặc cúi người lâu ngày, làm biến dạng cột sống.

- Mất cảm giác vùng chi dưới khiến người bệnh không thể nhấc nổi chân, tê bì, hạn chế khả năng vận động, giảm khả năng lao động.

- Mất kiểm soát đại tiểu tiện.

- Teo mông đùi, cẳng chân và liệt khi gai xương chèn ép gây teo cơ. Đây là những biến chứng nguy hiểm nhất.

Anh Thông chia sẻ: “Khi bị đau, tôi không làm được gì, không bán cà phê hay chạy xe được mà phải thuê người lái. Tôi chỉ nằm một chỗ, đau hết 2 bên xương chậu. Ban đầu phải nhờ đến vợ các công việc sinh hoạt hàng ngày, bước lên cầu thang không đau bằng khi bước xuống vì cả trọng lượng người dồn lên”.

 thoi-gian-do-anh-thong-dau-khong-di-lam-duoc

Thời gian đó anh Thông đau không đi làm được

>>> XEM THÊM: Đau lưng ở người trẻ - Dấu hiệu cảnh báo điều gì?  

Chữa gai đốt sống lưng như thế nào?

Giống như các bệnh lý cơ xương khớp khác, gai đốt sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị đa phần giúp giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương. Những biện pháp chữa gai đốt sống lưng thường được áp dụng đó là:

- Thuốc tây y:

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay, giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, tê bì tay chân, cải thiện khả năng vận động. Các loại thuốc thường được áp dụng đó là: Giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, do các thuốc này có nhiều tác dụng không mong muốn khi dùng kéo dài nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và trong thời gian ngắn.

- Bài tập phục hồi chức năng:

Các bài tập này sẽ giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, nâng cao hiệu quả giảm đau nhức, tê bì. Đồng thời giúp cột sống cử động linh hoạt, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

- Phẫu thuật:

Chỉ được áp dụng khi dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh bị đau nhức dữ dội, có nguy cơ liệt, mất khả năng vận động, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng chỉ giúp loại bỏ gai tạm thời, không thể ngăn chặn gai xương xuất hiện trở lại.

- Sản phẩm đông tây y kết hợp:

Đây là biện pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng bởi những ưu điểm như:

+ An toàn khi dùng lâu dài, hiệu quả giảm đau tốt.

+ Vừa giúp giảm triệu chứng, kháng viêm, lại tác động vào căn nguyên sâu xa gây ra gai đốt sống (thiếu hụt dinh dưỡng, quá trình lão hóa tự nhiên). Từ đó ngăn chặn sự xuất hiện và tiến triển của các gai xương hiệu quả.

Tại Việt Nam, sản phẩm đang có thể đáp ứng đầy đủ các mục tiêu này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của 3 nhóm thành phần:

+ Dầu vẹm xanh: Là thành phần chính có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cột sống chắc khỏe. Đặc biệt, dầu vẹm xanh có hàm lượng lớn omega-3 giúp làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên, ngăn chặn gai xương tiến triển. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, dầu vẹm xanh có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt trong bệnh lý về xương khớp, cột sống.

+ Thảo dược quý bao gồm thiên niên kiện, nhũ hương giúp hoạt huyết, hóa ứ, giảm viêm tốt, ngăn chặn teo cơ, cứng cột sống.

+ Vitamin nhóm B, K2, canxi, magie, glycine, MSM giúp bổ sung trực tiếp dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của cột sống. Vitamin K2 là “chất xúc tác” đưa canxi về xương, giúp đốt sống chắc khỏe, nuôi dưỡng, hồi phục sụn, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự bào mòn và tổn thương sụn.

cot-thoai-vuong-giup-dau-do-gai-dot-song-lung-hieu-qua 

Cốt Thoái Vương giúp giảm đau do gai đốt sống lưng hiệu quả

mua-ngay

Sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa các nhóm chất có trong Cốt Thoái Vương đã khiến sản phẩm nhận được niềm tin của hàng triệu người mắc gai đốt sống lưng trong suốt hơn 10 năm qua, trong đó có trường hợp của anh Thông. Anh nói: “Tôi dùng trong 6 tháng, 2 tháng đầu dùng 4 viên/ngày vào buổi sáng. Được 20 ngày là có hiệu quả, sau 1 tháng thì thấy bệnh chuyển biến rõ rệt. Khoảng sau 2 tháng thì tôi có thể làm việc nhẹ nhàng và đến tháng thứ 4 là lái xe trở lại. Giấc ngủ giờ cũng tốt, lúc trước ngày mới đau phải 5 - 10 phút mới dậy được, giờ tôi có thể dậy ngay”.

>>> XEM THÊM: Chia sẻ chi tiết của anh Thông TẠI ĐÂY

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, người bị gai đốt sống lưng cũng cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh lao động quá sức, mang vác nặng. Cụ thể:

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng mất nước của đĩa đệm.

- Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia.

- Tránh các tư thế sai khi làm việc, đi lại, chơi thể thao,...

- Hạn chế ngồi, hoặc đứng quá lâu.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, khoa học

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi  như: Tôm, cua, sữa,... vào khẩu phần ăn.

- Ăn nhiều các thực phẩm từ đậu nành, rau màu xanh lá đậm như cải xoăn, cải bắp, rau diếp,...

- Tăng cường vitamin D bằng cách bổ sung một số thực phẩm như: Cá hồi, các loại rau màu xanh,... hoặc tắm nắng giúp ích cho quá trình tạo xương.

Luyện tập thể dục thể thao

Người bị gai đốt sống lưng nên tập thể dục thể thao hàng ngày như: Đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,... giúp cột sống linh hoạt hơn và ngăn chặn gai tiến triển, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Kinh nghiệm khắc phục bệnh gai cột sống thành công

Bà Võ Thị Liễu (sinh năm 1955, trú tại 109/39A đường Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương – SĐT: 0983141823) bị gai cột sống và chèn ép dây thần kinh tọa. Cùng xem chi tiết chia sẻ của bà Liễu trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện gai cột sống của người khác TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia 

Dùng Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị gai cột sống thắt lưng lâu dài có ảnh hưởng gì không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn: 

>>> XEM THÊM: Lời khuyên của chuyên gia về cách khắc phục tình trạng gai cột sống TẠI ĐÂY.

Cốt Thoái Vương cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý

Mới đây năm 2019, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”. 

bang-khen-top-10-thuong-hieu-hang-dau-viet-nam 

cup-top-10-thuong-hieu-hang-dau-viet-nam

Giải thưởng uy tín của Cốt Thoái Vương

Thắc mắc: “Gai đốt sống lưng có nguy hiểm không?” đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. Để cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng của gai đốt sống lưng hiệu quả như anh Thông, hãy tham khảo sử dụng sản phẩm Cốt Thoái Vương có chứa dầu vẹm xanh ngay hôm nay nhé!

Nếu còn thắc mắc về vấn đề gai đốt sống lưng có nguy hiểm không và cách điều trị hay đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 1800.6104 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0902.207.112 để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thu Trà