Bị thoát vị đĩa đệm đau như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Bởi những cơn đau lưng thông thường và đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường giống nhau khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Điều này đã vô tình khiến người mắc chủ quan, không có biện pháp khắc phục sớm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm thường đau như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

Khái quát về bệnh thoát vị đĩa đệm

Sự gia tăng chóng mặt của bệnh thoát vị đĩa đệm trong những năm gần đây đã gióng hồi chuông cảnh báo mức độ nghiêm trọng về tình trạng sức khỏe của cột sống cũng như tầm quan trọng của việc hiểu biết về căn bệnh này trong cộng đồng. Dưới đây là những thông tin tóm tắt để giúp bạn hiểu một cách khái quát về bệnh thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, có tác dụng nâng đỡ, giảm xóc, giúp các đốt sống không bị va chạm, cọ xát vào nhau mỗi khi di chuyển, lao động. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí của nó, chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy sống, gây ra các triệu chứng như: Đau vùng cổ, vai gáy, đau lưng, đau vùng thắt lưng, tê bì cánh tay, đùi, chân, bàn chân, đau dây thần kinh tọa,... Đối với các trường hợp nặng, nhân nhầy bên trong thoát ra, đi vào trong ống sống, chèn ép lên các cơ quan xung quanh, lâu ngày có thể gây teo cơ, yếu liệt và tàn phế.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm rất đa dạng, chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên, chấn thương, tai nạn, thiếu dưỡng chất, thói quen xấu, ít vận động, sai tư thế hoặc di truyền,...

Thoát vị đĩa đệm tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người mắc nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc, kinh tế gia đình.

thoat-vi-dia-dem-gay-anh-huong-den-cuoc-song-nguoi-benh 

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

tu-van

>>> XEM THÊM: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Bị thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?

Giống như nhiều bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm cũng diễn tiến qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Với mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm cũng như dấu hiệu đau khác nhau. Vậy bị thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Dưới đây là một số giai đoạn chính mà bạn cần biết:

Giai đoạn 1 – Đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, thoái hóa

Ở giai đoạn này, đĩa đệm chưa có những dấu hiệu tổn thương rõ rệt, bao xơ chỉ mới bị suy yếu, kém đàn hồi nhưng chưa nứt, rách. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm bắt đầu xảy ra những thay đổi về hóa học. Người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau nhức thoáng qua với tần suất ít, thậm chí không có triệu chứng nào. Đa phần sẽ có dấu hiệu đau mỏi nhẹ tại một số vùng ở đốt sống cổ, thắt lưng,… Tuy nhiên, ở giai đoạn này, người bệnh ít hoặc không cảm nhận được cơn đau một cách rõ rệt, phần nhân nhầy đĩa đệm vẫn nằm nguyên trong bao xơ.

Giai đoạn 2 – Đĩa đệm bị phình, lồi, chệch ra khỏi vị trí ban đầu

Lúc này, đĩa đệm bắt đầu có sự dịch chuyển lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bao xơ có dấu hiệu phình to về một phía, xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ trên bề mặt bao xơ. Nhân nhầy vẫn nằm nguyên trong đĩa đệm, chưa bị thoát ra khỏi bao xơ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, đĩa đệm đã phình ra, có thể chèn vào rễ dây thần kinh, tủy sống hoặc đè lên các mô cơ xung quanh nên người bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn đau với tần suất và mức độ trung bình, dễ nhận biết hơn. Khi vận động, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau thoáng qua ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng, hông hoặc tê bì tại những khu vực xung quanh vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Giai đoạn 3 – Nhân nhầy thoát ra ngoài

Ở giai đoạn này, các vết nứt, rách tại bao xơ bắt đầu lớn dần, nhân nhầy bên trong bị ép và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ, thoát ra ngoài bao xơ và chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống. Giai đoạn này, người bệnh đã có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau khi cử động, đặc biệt là vùng đĩa đệm bị thoát vị, tần suất và mức độ của các cơn đau cũng nặng và thường xuyên hơn. Cơn đau lan ra xung quanh, kèm theo tê bì chân tay, cổ vai gáy mỗi khi vận động. Người bệnh không quay cổ, đứng thẳng được, lao động khó khăn.

Giai đoạn 4 – Đĩa đệm tổn thương toàn phần, nhiễm trùng

Bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ nghiêm trọng, nhân nhầy tràn ra ngoài khá nhiều. Giai đoạn này không chỉ gây đau đớn mà còn rất dễ bị nhiễm trùng, viêm dây thần kinh,… Các cơn đau cảm giác như có hàng ngàn chiếc kim đang đâm vào lưng, đau thần kinh tọa, đau lan xuống hông, đùi, bàn chân khiến đi lại, vận động khó khăn. Nhiều người thậm chí còn mất khả năng lao động do cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội.

 bi-thoat-vi-dia-dem-dau-nhu-the-nao

Bị thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?

>>> XEM THÊM: Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại dẫn đến liệt?

Khắc phục các cơn đau do thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc. Do vậy, giảm đau nhức thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số biện pháp đơn giản giúp bạn làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng và hiệu quả:

- Xoa bóp, mát xa

Xoa bóp, mát xa là biện pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho các trường hợp đau nhức xương khớp, cột sống. Phương pháp này không chỉ giúp cột sống được thả lỏng, thư giãn, giảm đau nhức, mà còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho quá trình đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ khớp hiệu quả hơn. Bạn nên thực hiện mỗi ngày 20 – 30 phút sẽ giúp giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, hạn chế quá trình thoái hóa và nguy cơ dẫn đến thoát vị.

- Châm cứu

Phương pháp châm cứu sử dụng đầu kim nhỏ tác động tới các điểm huyệt làm giảm đau nhức, khí huyết lưu thông và điều hòa hệ thần kinh, chức năng, hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật, am hiểu về các huyệt đạo cũng như tình trạng bệnh để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

- Chườm nóng

Sử dụng nhiệt để giảm đau, trị liệu cũng là phương pháp được áp dụng từ nhiều năm nay, giúp làm nóng tại chỗ và giãn các mạch máu. Từ đó, giúp quá trình lưu thông máu và oxy, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể thuận lợi hơn, giảm đau, nhức mỏi và thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng.

- Thuốc tây y

Một số loại thuốc tây y cũng thường được sử dụng để làm dịu cơn đau nhức và chống viêm sưng tại chỗ. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại chỉ có tác dụng tạm thời, làm giảm triệu chứng mà không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, thuốc tây lại có nhiều tác dụng phụ nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp: Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lâu ngày như thế nào?

>>> XEM THÊM: Bị đau lưng nên làm gì để nhanh khỏi?

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả

Nếu ai đã từng phải ngày đêm “hứng chịu” những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra thì sẽ thấu hiểu được nỗi khổ sở, mệt mỏi mà bệnh mang lại. Cơn đau do thoát vị đĩa đệm không chỉ xuất hiện ngày một ngày hai mà nó còn “đeo đẳng” suốt quãng đời còn lại. Nhận thức được điều này, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp đã kết hợp tinh hoa của y học cổ truyền với sự phát triển của y học phương tây và đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh – một dược liệu quý chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như omega-3, omega-6, canxi, iod,... giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, phòng ngừa và cải thiện thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm hiệu quả. Kết hợp với:

- Thiên niên kiện: Có tác dụng làm mạnh gân cốt, chống nhức mỏi, co quắp, tê bại, phòng biến chứng teo cơ, bại liệt do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

- Nhũ hương: Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm.

- Các vitamin B (B1, B2) và vitamin K: Giúp giảm đau, bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể.

- Glycin giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm.

- MSM (Methylsulfonylmethane) giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương là công thức toàn diện vừa giúp cung cấp dưỡng chất, vừa giảm viêm và làm chậm quá trình lão hóa, từ đó ngăn chặn thoái hóa đĩa đệm hiệu quả.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong-giai-phap-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương - Giải pháp cho người thoát vị đĩa đệm

mua-ngay

Nhận biết được thoát vị đĩa đệm đau như thế nào cũng như xác định hướng điều trị phù hợp là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Đồng thời, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cột sống và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, bạn nhé! 

Nam Anh 

Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Bà Võ Thị Liễu (tên thường gọi là bà Liệu – SĐT: 0983.141.823) sinh năm 1954 đột ngột đau lưng, đau dọc xuống chân trái, đau từ đùi đến các đầu ngón chân. Bà đau đến độ không thể bế cháu, nhiều khi còn không đi đứng được. Con dâu, con trai đưa bà đi khám thì phát hiện bị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Tưởng liệt, nhưng sau khi sử dụng Cốt Thoái Vương, bà đã có thể đi khom, rồi đi thẳng, bế cháu và phụ giúp việc nhà trở lại như chưa từng bị cơn đau nào “quấy rầy”.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY 

Đánh giá của chuyên gia 

Người bị thoát vị đĩa đệm dùng Cốt Thoái Vương có ảnh hưởng gì không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Dương Trọng Hiếu giải đáp:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn về cách cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY

Nếu còn thắc mắc về vấn đề thoát vị đĩa đệm đau như thế nào hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về thoát vị đĩa đệm, sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.