Chạy bộ là môn thể thao được nhiều người áp dụng hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Vậy với những người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Để giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, benhdaulung.vn sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất ngay dưới đây!
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Cột sống của chúng ta được cấu tạo bởi nhiều đốt sống, xếp chồng lên nhau. Ở giữa các đốt sống có đĩa đệm giúp giảm xóc, vận động linh hoạt, xoay sang trái, phải, cúi, ngửa, lên xuống dễ dàng hơn. Trong nhân đĩa đệm có dịch nhầy, giúp đĩa đệm đàn hồi tốt hơn. Khi dịch nhầy này thoát ra ngoài, chèn lên các dây thần kinh sẽ gây đau, tê bì vùng cổ, cánh tay, lưng, chân.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, các cơn đau thường tăng lên khi vận động, bởi vậy, nhiều người có xu hướng nằm một chỗ, lười hoạt động vì sợ đau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc nằm quá lâu một chỗ sẽ khiến cho quá trình hồi phục bệnh chậm hơn, thậm chí còn có nguy cơ diễn biến nặng. Bởi đĩa đệm không hấp thu dinh dưỡng từ mạch máu mà được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua quá trình thẩm thấu. Khi không vận động, áp suất bên trong đĩa đệm không thay đổi khiến quá trình thẩm thấu và nuôi dưỡng không xảy ra. Điều này sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng, quá trình lão hóa diễn ra nhanh và phức tạp hơn.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia về cơ xương khớp thì việc tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết, kể cả với những người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, bơi lội,... Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Một số ý kiến cho rằng, người thoát vị đĩa đệm thì không nên chạy bộ bởi khi chạy liên tục, cột sống sẽ phải chịu một áp lực lớn và đĩa đệm bị đè nén, dịch nhầy bên trong thoát ra ngoài nhiều hơn, chèn ép lên rễ thần kinh và gây các cơn đau. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ hay không cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Đối với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể chạy bộ nhưng nên chạy chậm, thời gian ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút. Sau đó chuyển sang các bài tập nhẹ nhàng khác.
- Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, các cơn đau dữ dội, kéo dài liên tục thì không nên chạy bộ bởi sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Như vậy, tùy thuộc vào từng tình trạng thoát vị đĩa đệm cụ thể của mỗi người mà cân nhắc có nên chạy bộ hay không. Nhưng lưu ý là bạn phải thực hiện đúng động tác thì mới có thể nhận được những lợi ích từ việc chạy bộ.
Chạy bộ có thể đem lại những lợi ích gì cho người bị thoát vị đĩa đệm?
Chạy bộ giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là cho những người mắc bệnh về xương khớp, cột sống. Việc chạy bộ rất đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần luyện tập đúng cường độ thì sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời:
- Tăng cường khả năng vận động, độ chắc khỏe cho xương khớp, ngăn ngừa cứng khớp, cột sống.
- Cải thiện hệ tuần hoàn máu, giúp tim mạch hoạt động tốt hơn, góp phần cải thiện cơn đau.
- Tăng cường cơ bắp cũng như độ dẻo dai và linh hoạt của cột sống.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh lý thoát vị đĩa đệm tiến triển phức tạp hơn.
- Giảm căng thẳng, stress.
Chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe cột sống
>>> XEM THÊM: Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị đau như dao đâm vào lưng
Một số lưu ý khi chạy bộ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Để giúp bạn đạt được những lợi ích khi chạy bộ, đồng thời ngăn đĩa đệm bị tổn thương nặng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Khởi động kỹ trước khi chạy bộ.
- Mang giày thể thao phù hợp, êm chân.
- Mặc quần áo cotton thấm mồ hôi tốt.
- Thời gian đầu, nên đeo đai cố định cột sống.
- Nên chạy chậm, vừa chạy vừa lắng nghe phản ứng của cơ thể.
- Nếu có cảm giác đau, hãy ngừng chạy và thay bằng một vài động tác nhẹ nhàng.
- Khi chạy bộ nên thả lỏng, vừa chạy vừa hít thở nhẹ nhàng, tránh mất sức và không làm cho cơ thể trở nên mệt hơn. Từ đó tạo sự cân bằng giữa các tư thế cột sống, giúp giảm cảm giác đau nhức.
- Cánh tay, tay và vai để thoải mái, tay đánh nhẹ nhàng, lưng giữ thẳng, tuyệt đối không để lưng bị gù, cong.
- Không chạy sau khi ăn.
- Mỗi ngày, nên chạy từ 15 - 30 phút, tùy theo thể trạng. Không nên chạy quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
- Nên chạy từ 5 giờ sáng hoặc 17 giờ chiều.
- Kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học.
Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Mai Thị Minh Tâm giải đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Cốt Thoái Vương giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả
Hiện nay, có một biện pháp đang được rất nhiều người ưa chuộng để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả đó chính là sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương – sản phẩm đáp ứng được các mục tiêu ngắn và dài hạn, giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh và hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương có thành phần chính là dầu vẹm xanh – một dược liệu quý chứa hàm lượng omega-3 cao, giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, chống viêm, tăng cường dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp, đĩa đệm. Ngoài dầu vẹm xanh, trong Cốt Thoái Vương còn có thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin nhóm B, K2,… mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thoát vị đĩa đệm, giảm đau, bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, chống viêm, ngăn chặn sự tiến triển của thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn.
Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương vừa đáp ứng được mục tiêu điều trị trước mắt là làm giảm các triệu chứng đau hiệu quả ở giai đoạn cấp. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu điều trị lâu dài là làm chậm quá trình tiến triển, ngăn ngừa tái phát, tăng cường sức khỏe cột sống, đĩa đệm.
Cốt Thoái Vương được tiến hành nghiên cứu trên những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do chuyên gia Nguyễn Văn Thông thực hiện đã cho thấy: Nhóm dùng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện vận động cột sống thắt lưng tốt hơn so với nhóm không sử dụng Cốt Thoái Vương.
Theo phản hồi của người sử dụng Cốt Thoái Vương, tùy thuộc vào mức độ bị thoát vị đĩa đệm ở mỗi người mà thời gian thấy hiệu quả là khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều thấy bắt đầu có chuyển biến sau khi sử dụng 2 – 3 hộp và duy trì sử dụng ít nhất 3 tháng thì các triệu chứng được cải thiện đáng kể, đi lại, vận động dễ dàng hơn, không còn đau nhức nữa.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện khoa học, kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương để phòng ngừa và cải thiện thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả nhé!
Nam Anh
Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.
Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương
Chị La Thị Oanh (ở tổ 7, ấp 7, xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị đau hai bên lưng và cảm thấy rất khó khăn khi đứng lên ngồi xuống do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. Chị cũng không thể mang vác được vật nặng, dù chỉ vài ba kg.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện thoát vị đĩa đệm của người khác TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Dùng Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm được không? Lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân phân tích:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY
Nếu còn thắc mắc về vấn đề: Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không hoặc bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không, sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.