Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là tình trạng khá phổ biến, nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây! Đừng bỏ lỡ!

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là gì?

Cột sống gồm có 33 đốt sống được chia thành 5 đoạn bao gồm: 7 đốt sống cổ (C1 - C7), 12 đốt sống ngực (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng  (S1 – S5), 3 – 5 đốt sống cụt. Trong đó, L5 là đốt cuối cùng của cột sống thắt lưng, S1 là đốt đầu tiên của xương cùng. Hai đốt sống này được nối với nhau bởi một đĩa đệm có tính đàn hồi cao, giúp cột sống lưng di chuyển linh hoạt, dẻo dai. Đốt sống L5 S1 là một trong những cặp đốt sống quan trọng trong hệ thống cột sống thắt lưng của con người bởi đây chính là nơi chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể cũng như những hoạt động hàng ngày. Cũng chính vì vậy mà hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều xảy ra ở vị trí này.

Thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm ngăn giữa hai đốt sống L5  và S1 bị thoái hóa hoặc tổn thương, khiến chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra bên ngoài. Lúc này, chất nhầy sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống và khu vực lân cận gây ra cảm giác tê bì, đau đớn, làm suy giảm khả năng vận động. Không chỉ vậy, lượng chất nhầy tiết ra nhiều còn gây chèn ép lên mạch máu, cản trở quá trình máu lưu thông, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác.

 thoat-vi-dia-dem-cot-song-l5s1-la-gi

Thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là gì?

tu-van

>>> XEM THÊM: Bị thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là gì?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 thường gặp là: 

- Quá trình lão hóa tự nhiên: Ai rồi cũng phải đối mặt với quá trình lão hóa trong cơ thể. Trong đó, đĩa đệm cũng là vị trí dễ bị lão hóa, mất nước, tổn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1.

- Mang vác vật nặng: Những người thường xuyên khuân vác vật nặng trong thời gian dài làm cho cột sống phải chịu áp lực lớn, lâu dần khiến đĩa đệm bị tổn thương, đặc biệt là vùng đốt sống lưng L5 S1.

- Hoạt động sai tư thế: Ngồi quá lâu, không thẳng lưng, khom lưng, đứng lâu, chơi thể thao hoặc lao động sai tư thế,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

- Chấn thương: Ngã, va đập mạnh khiến cho cột sống phải chịu tác động lớn một cách đột ngột, làm đĩa đệm dễ bị rách, thoát vị.

- Các bệnh lý cột sống bẩm sinh: Gù, vẹo, gai đôi,…

- Thừa cân, béo phì: Người có trọng lượng cơ thể lớn khiến cột sống luôn phải nâng đỡ quá sức.

- Người nghiện rượu, bia, chất kích thích: Các chất này sẽ làm cho quá trình hấp thụ canxi và khoáng chất bị gián đoạn. Tinh thần căng thẳng cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-cot-song-l5s1-la-gi 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là gì?

>>> XEM THÊM: Bệnh đau lưng và cách điều trị đau như dao đâm vào lưng

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 như thế nào?

Tùy thuộc vào từng vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà các triệu chứng thường gặp sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Đau vùng thắt lưng và mông: Đĩa đệm L5 S1 nằm ở vị trí thắt lưng, bởi vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm, các cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng này. Khi ấn vào, bạn có thể cảm thấy cơn đau tăng lên.

- Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh tọa: Khi chất nhầy trong đĩa đệm L5 S1 thoát ra và chèn ép lên rễ thần kinh sẽ gây các cơn đau dọc theo dây thần kinh tọa, lan xuống dưới mông, mặt sau và mặt trước của đùi đến bàn chân.

- Tê bì, mất cảm giác ở chân: Vùng đùi, cẳng và bàn chân bị tê yếu, hạn chế khả năng co duỗi, lâu dần dẫn tới mất cảm giác, rối loạn vận động.

- Yếu cơ bắp, đi lại, vận động khó khăn.

 dau-that-lung-va-mong-la-bieu-hien-cua-thoat-vi-dia-dem-cot-song-l5s1

Đau thắt lưng và mông là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1

>>> XEM THÊM: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng cách nào?

Sau khi thăm khám lâm sàng, để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm hình ảnh sau:

- Chụp X-quang: Phát hiện những điểm bất thường tại cột sống thắt lưng.

- MRI (cộng hưởng từ): Giúp chẩn đoán xác định dạng thương tổn, vị trí và mức độ thoát vị chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh.

- CT Scan (chụp điện toán cắt lớp): Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng tia X tạo hình ảnh cắt ngang vùng đốt sống thắt lưng để tìm ra những điểm bất thường.

Đồng thời tiến hành thăm khám trực tiếp:

- Vùng cột sống thắt lưng: Vùng da tại khu vực có đĩa đệm bị thoát vị sẽ nhạy cảm hơn khi chạm vào.

- Kiểm tra thần kinh: Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện động tác đi bằng mũi chân để quan sát xem dây thần kinh có gặp vấn đề bất thường hay không.

- Kiểm tra phạm vi chuyển động: Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện động tác đòi hỏi phối hợp của cả lưng và hông để xem xét mức độ ảnh hưởng của khối nhân nhầy bị thoát vị lên cơ quan này.

- Nhấc chân: Để kiểm tra mức độ nặng của thoát vị đĩa đệm, bạn có thể được yêu cầu nhấc chân lên để kiểm tra xem có đau đớn khi nâng chân quá mức hay không và cường độ đau như thế nào.

 chup-mri-cot-song-giup-phat-hien-thoai-hoa-cot-song

Chụp MRI giúp phát hiện thoái hóa cột sống

>>> XEM THÊM: Tại sao bị thoát vị đĩa đệm lại dẫn đến liệt?

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nếu như không điều trị sớm có thể tiến triển dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hạn chế khả năng vận động, rối loạn đại, tiểu tiện, tàn phế vĩnh viễn,... Bởi vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng hiện nay:

Theo tây y

- Dùng thuốc: Các thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ làm giảm triệu chứng sưng, viêm, đau nhức nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Loãng xương, viêm loét dạ dày, phù nề,…

- Vật lý trị liệu: Giúp nâng cao hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

- Phẫu thuật: Khi việc dùng thuốc không có tác dụng, các triệu chứng của bệnh trầm trọng, tiến triển nhanh, nguy cơ tàn phế cao thì cần cân nhắc phẫu thuật. Lưu ý, chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết vì có nhiều tác dụng không mong muốn.

Theo đông y

Sau khi đã điều trị bệnh ổn định, nhiều người lựa chọn sử dụng các bài thuốc đông y giúp thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, khiến đĩa đệm hấp thụ tốt các dưỡng chất và giảm đau.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị như trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.

- Nên đeo đai lưng để giảm bớt áp lực cho cột sống, bảo vệ và hạn chế tổn thương tối đa. Lưu ý, không đeo đai quá 3 tháng vì có thể khiến cho cơ lưng bị teo.

- Không giữ một tư thế trong thời gian quá lâu, nên thường xuyên thay đổi để cột sống được nghỉ ngơi, bớt áp lực.

- Không mang vác vật nặng hay làm việc quá sức trong thời gian điều trị.

- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cột sống.

Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Mai Thị Minh Tâm tư vấn: Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 có nên phẫu thuật không?

>>> XEM THÊM: Bị đau cột sống khám ở đâu hiệu quả, nhanh chóng?

Cốt Thoái Vương giúp xua tan nỗi lo thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1

Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 hiệu quả, an toàn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị cần phải đáp ứng được đầy đủ cả mục tiêu ngắn và dài hạn như sau:

- Ngắn hạn: Giảm đau, chống viêm, cải thiện khả năng vận động.

- Dài hạn: Tăng cường dinh dưỡng cho cột sống, đĩa đệm, ngăn ngừa cứng khớp, biến chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra, giúp người mắc vận động dễ dàng, linh hoạt.

Nắm bắt được điều này, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp đã không ngừng tìm kiếm những dược liệu quý giúp ngăn ngừa và cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tại Việt Nam, sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này hơn 10 năm nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương. Sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin như: Omega-3, omega-6, protein, khoáng chất, enzyme lành mạnh, polypeptide, chondroitin sulphate, glycosaminoglycans,... và các vitamin cần thiết giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy: Dầu vẹm xanh giúp giảm sưng đau, cứng khớp, phục hồi khả năng vận động tốt trên 70%, trong đó, giảm sưng khớp là 93,7% và không gây tác dụng phụ. Dầu vẹm xanh được cho là có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Để tăng hiệu quả cũng như thuận tiện cho việc sử dụng, các nhà khoa học đã dùng dầu vẹm xanh, kết hợp với:

- Thiên niên kiện, nhũ hương,... giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, nâng cao tác dụng kháng viêm, phòng biến chứng teo cơ, bại liệt do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

- Vitamin B (B1, B2), K2 giúp giảm đau, bảo vệ, giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng đề kháng của cơ thể.

- Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền cảm giác đau ở thần kinh, tủy sống từ đó giúp giảm đau, tăng cường năng lượng tế bào đốt sống, đĩa đệm.

- MSM giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1. Thông thường, sau khi sử dụng 1 – 2 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng sẽ được cải thiện dần dần. Duy trì sử dụng đến 3 tháng, các triệu chứng cải thiện rõ rệt và tiếp tục dùng thường xuyên sẽ ngăn chặn cơn đau tái phát.

 thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong-giai-phap-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương - Giải pháp cho người thoát vị đĩa đệm

mua-ngay

Thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, hãy để Cốt Thoái Vương chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống nhé!

Nam Anh 

Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, Cốt Thoái Vương được đông đảo người tiêu dùng và các chuyên gia đánh giá tích cực.

Chia sẻ của người dùng Cốt Thoái Vương

Chị La Thị Oanh (ở Tổ 7 ấp 7 Xuân Thới Thượng Huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã từng bị thoát vị đĩa đệm, những cơn đau lưng, tê buốt hành hạ khiến chị đi lại khó khăn, thậm chí phải bỏ hẳn công việc kiếm kế sinh nhai hàng ngày. Trong 6 năm, chị Oanh bị tái phát thoát vị đĩa đệm đến 2 lần nhưng nhờ sử dụng Cốt Thoái Vương kết hợp thêm với châm cứu, chị Oanh đã cải thiện. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị Oanh qua video sau:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ về cách cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm của những người khác TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia 

Dùng Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được không? Mời các bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Đình Bách giải đáp:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn về cách cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY 

Nếu còn thắc mắc về thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 hoặc muốn được hỗ trợ thêm thông tin về sản phẩm Cốt Thoái Vương, hãy liên hệ tới số tổng đài: 1800.6104 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.112 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được chuyên gia tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi khi đặt hàng! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.